"Hạ cánh mềm" dường như là câu chuyện cổ tích với nền kinh tế Mỹ

"Hạ cánh mềm" dường như là câu chuyện cổ tích với nền kinh tế Mỹ

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:59 02/02/2024

Lần cuối cùng cụm từ “hạ cánh mềm” phổ biến trên mạng xã hội là vào trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới.

Hạ cánh mềm xảy ra khi NHTW có thể kiểm soát lạm phát từ nền kinh tế quá nóng bằng cách tăng lãi suất mà không gây ra suy thoái kinh tế hoặc sụp đổ thị trường tài chính. Đây là điều mà thị trường vô cùng mong đợi vào đầu năm 2024.

Kỳ vọng đó xuất phát từ niềm tin Cục Dự trữ Liên bang sẽ hạ lãi suất mục tiêu từ 5.5% xuống 4.5% vào giữa năm nay.

Thị trường tin rằng cuộc chiến chống lạm phát đã thắng lợi. Đây là một ảo tưởng. Thực tế là lạm phát vẫn đang ở mức cao và tình hình này có thể kéo dài nếu Hoa Kỳ tiếp tục thâm hụt. Mỗi năm, Mỹ phải giải quyết khoản nợ hàng nghìn tỷ và phải chi hàng tỷ đô la để trả lãi vay và tài trợ cho chi tiêu quốc phòng khổng lồ. Tóm lại, Fed sẽ không thể xoay trục nếu lạm phát thực tế không giảm.

Công chúng đã bị lừa. Nền kinh tế Hoa Kỳ gần như không hoạt động tốt như số liệu thống kê mà chính phủ công bố. Kết quả đáng thất vọng của Chỉ số Nhà quản lý mua hàng ở Chicago ngày 31 tháng 1 cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.

Thị trường chứng khoán đang chìm trong bong bóng đầu cơ. Sau khi tăng gần 21% vào năm 2023, S&P 500 đã vượt lên mức cao nhất mọi thời đại và hiện đang giao dịch ở mức gấp 26 lần thu nhập ước tính vào năm 2023. Thành công của S&P 500 là nhờ vào hiệu suất vượt trội của nhóm Magnificent 7, làm lu mờ đi phần tăm tối còn lại của thị trường.

“Magnificent Seven” bao gồm các ông lớn ngành công nghệ như Microsoft, Alphabet, Google, META, Facebook, Amazon và Apple, đã vượt xa kỳ vọng thu nhập 4% trong quý 4, trong khi 493 cổ phiếu còn lại hiện được ước tính hoạt động kém hơn. Bất chấp hiệu suất suy giảm trên diện rộng, S&P 500 vẫn tiếp tục tăng trong suốt tháng 1.

Đồng thời, chỉ số đo lường sợ hãi, VIX, đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang tự mãn và khẩu vị rủi ro ngày càng gia tăng.

Với những đỉnh cao mà thị trường đã đạt được kể từ năm 2020, việc vỡ bong bóng có thể gây hậu quả tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Hoặc cũng có thể tồi tệ hơn.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ tràn sang các loại tài sản khác khi thanh khoản cạn kiệt. Điều này sau đó sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng rộng hơn khi các nhà đầu tư phải vật lộn để bù lỗ. Như một số dự báo từ trước, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng khu vực đều gặp khó khăn. Vào tháng 12, nhiều ngân hàng đã vay hơn 131 tỷ USD từ chương trình BTFP - được Fed thành lập sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley vào tháng 3 năm 2023. BTFP sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2024. Các ngân hàng sẽ làm gì sau đó?

Nhiều dấu hiệu khác cho thấy các ngân hàng sẽ gặp vô vàn khó khăn trong năm nay. Vào ngày 31 tháng 1, cổ phiếu của NYCB đã giảm 40% sau khi ngân hàng này bất ngờ thông báo khoản lỗ quý IV là 252 triệu USD và sẽ cắt giảm cổ tức 70%.

Trong những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cụm từ “nền kinh tế Goldilocks” thường được dùng để mô tả tình trạng rõ ràng của nền kinh tế Mỹ - tăng trưởng và lạm phát không quá nóng cũng không quá lạnh. Các nhà đầu tư và cơ quan quản lý thị trường đã vô tình phớt lờ tình trạng đầu cơ nhà ở do sự quản lý sai lầm về chính sách tiền tệ của Fed.

Khi một thảm họa sắp xảy ra, thuật ngữ nền kinh tế Goldilocks đã được thay thế trong các tìm kiếm trên internet bằng “hạ cánh mềm”. Thật vậy, số lượt tìm kiếm về hạ cánh mềm đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những tuần sau sự sụp đổ của Bear Stearns, trong khi số lượt tìm kiếm về nền kinh tế Goldilocks giảm xuống xấp xỉ bằng 0.

Câu chuyện hạ cánh mềm có lẽ sẽ là câu chuyện được kể bởi những kẻ nói dối và được những kẻ ngốc tin tưởng.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nga và Mỹ đang khiến chủ nghĩa dân tộc trở nên "đáng sợ" trở lại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nga và Mỹ đang khiến chủ nghĩa dân tộc trở nên "đáng sợ" trở lại

Chủ nghĩa dân tộc đang trở lại với sức mạnh và sự đáng sợ chưa từng có, do ảnh hưởng của những nhân vật như Vladimir Putin và Donald Trump. Các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia gần đây cho thấy làn sóng dân túy cực hữu đang lan rộng, đe dọa sự ổn định của các nền dân chủ truyền thống. Nếu các nhà lãnh đạo trung dung không đủ dũng cảm để thay đổi, thời gian họ nắm quyền có thể sẽ rất ngắn ngủi.
London vẫn là trung tâm không thể thay thế của thị trường phái sinh châu Âu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

London vẫn là trung tâm không thể thay thế của thị trường phái sinh châu Âu

Sau Brexit, EU vẫn chưa thể giành lại thị trường phái sinh quan trọng từ London, dù đã nhiều lần đặt mốc thời gian và gây áp lực. Thực tế cho thấy, việc để London tiếp tục xử lý các hợp đồng phái sinh bằng euro không chỉ giúp giảm chi phí giao dịch mà còn củng cố tính ổn định và thanh khoản cho toàn bộ thị trường tài chính châu Âu.
Ngân hàng Trung ương sẽ làm gì khi token thay thế tiền tệ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương sẽ làm gì khi token thay thế tiền tệ?

Với việc các sản phẩm đầu tư phổ biến ngày càng tìm được "ngôi nhà" thứ hai trên blockchain, đây là thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi về vai trò của các ngân hàng trung ương nếu mọi thứ họ đã học được khi giám sát hoạt động ghi sổ kép trong 350 năm qua trở nên lỗi thời.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ