Fed chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về triển vọng kinh tế Mỹ

Fed chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về triển vọng kinh tế Mỹ

20:42 10/11/2021

Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis Neel Kashkari, người giữ "quan điểm cởi mở" về chính sách tiền tệ, lạc quan rằng thị trường sẽ có thêm rất nhiều thông tin trong 3, 6 và 9 tháng tới.

Hai trong số các nhà hoạch định chính sách ôn hòa nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 9/11 bày tỏ hy vọng có thể hiểu rõ về triển vọng kinh tế hậu đại dịch hơn vào mùa hè năm sau, khi Fed dự kiến sẽ kết thúc hoạt động mua tài sản.

Tuy nhiên, liệu sự rõ ràng đó có đủ thuyết phục được hai nhà hoạch định chính sách này rằng lãi suất nên giữ ở mức gần 0% hiện tại trong một hoặc nhiều hơn một năm hay không, hay họ sẽ “gia nhập” với nhóm các nhà hoạch định chính sách khác của Fed, mà ủng hộ việc tăng lãi suất ngay lập tức.

Điều này sẽ phụ thuộc vào hai yếu tốc chính là đó là lạm phát bắt đầu giảm và thị trường lao động quay trở lại mức như họ mong đợi.

Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis Neel Kashkari, nhà hoạch định chính sách duy nhất của Fed kêu gọi giữ lãi suất gần 0% cho đến năm 2024 hồi tháng 9, cho biết ông vẫn giữ “quan điểm cởi mở” về chính sách tiền tệ.

Tại một sự kiện ở trường Đại học Wisconsin-Eau Claire, ông Kashkari cho biết mặc dù sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ đang giảm dần, song vẫn tác động đến các nền kinh tế trên toàn cầu.

Lạm phát ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed, do các yếu tố đáng lẽ chỉ là tạm thời, như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng đang kéo dài hơn so với những dự báo trước đó. Ông Kashkari lạc quan rằng thị trường sẽ có thêm rất nhiều thông tin trong 3, 6, 9 tháng tới.

Trước đó vào ngày 3/11, Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco, Mary Daly, cũng đã đề ra mốc thời gian của riêng mình là vào giữa năm 2022. Phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE), bà Mary Daly nói rằng "hãy kiên nhẫn" về chính sách và chờ xem liệu lạm phát có giảm như dự báo hay không.

Theo bà Mary Daly, việc tăng lãi suất quá sớm sẽ khiến lạm phát giảm rất ít, còn tốc độ tăng trưởng việc làm “hoàn toàn biến mất.” Như vậy sẽ có quá nhiều rủi ro khi chúng ta không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đây là xu hướng kéo dài.

Bà Mary Daly cho rằng nên chờ đợi đến giữa năm 2022 để xem lạm phát có tiếp tục kéo dài sau đại dịch và thị trường lao động có thật sự tốt như nhiều người nhận định hoặc ít nhất khi mức lương cao hơn và môi trường sức khỏe cộng đồng được cải thiện giúp đưa nhiều người quay trở lại thị trường việc làm hơn.

Trong khi chờ đợi điều đó, đây có thể là một "thời gian đầy thử thách" vì người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho xăng dầu, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Ngày 8/11, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Chicago Charles Evans cũng bày tỏ quan điểm rằng lạm phát, đang bị tác động bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung do dịch Covid-19 gây ra, sẽ giảm dần. Ông Charles Evans cũng đưa ra mốc thời gian để minh chứng cho những kỳ vọng của mình là vào mùa xuân 2022.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ