Đừng dại mà chống lại ECB!

Đừng dại mà chống lại ECB!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

17:37 16/07/2020

Ngay cả những biện pháp nhỏ nhất được đưa ra để giúp các tổ chức cho vay trong khu vực đồng Euro cũng sẽ là tín hiệu rõ ràng cho thị trường rằng ECB vẫn đang chủ động giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Các ngân hàng trung ương liệu có học hỏi được gì từ những sai lầm của họ trong quá khứ? Sau khi có những quyết định không thực sự hợp lý vào tháng 3, bà Christine Lagarde may mắn thay đã thực hiện những nước đi khá tỉnh táo và thể hiện hướng giải quyết của mình một cách rõ ràng để bảo vệ khu vực đồng Euro khỏi tác động của đại dịch.

Thách thức hiện nay mà chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu phải đối mặt là cho mọi người thấy tổ chức này vẫn đang "chiến đấu" với cuộc khủng hoảng khi nhu cầu về một gói cứu trợ khổng lồ ban đầu đã được đáp ứng. Tuy nhiên, việc tinh chỉnh các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế hiện tại có thể sẽ đạt thành công vang dội khi Hội đồng quản trị của ECB họp vào hôm nay.

Chúng ta hãy khoan mơ mộng về sự thành công đó và chuyển sự chú ý của mình sang cuộc thảo luận của các chính trị gia, kêu gọi các nhà lãnh đạo EU đưa ra chính sách tài khoá phù hợp tại hội nghị thượng đỉnh cuối tuần này. Điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến kịch bản tích cực nhất trong cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của ECB từ nay cho đến tháng 9, trong khoảng thời gian thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh.

Việc kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ Ý là chìa khoá bình ổn thị trường tài chính Âu. Nguồn: Bloomberg

Bây giờ là lúc để gạt những thứ nhỏ nhặt sang một bên và giải quyết một số "tác dụng phụ" của gói kích thích hiện có. Một bước đi hợp lý tiếp theo, mà ECB đã nhắc đến, sẽ là giảm thiểu tác động xấu của lãi suất âm đối với ngành ngân hàng châu Âu bằng cách cắt giảm chi phí khi gửi tiền tại ngân hàng trung ương. Bởi một ngành ngân hàng có lợi nhuận cao hơn sẽ có thêm cơ sở để tăng trưởng hoạt động cho vay. Cuộc khảo sát cho vay khu vực đồng Euro trong tháng 7 của ECB cảnh báo rằng các ngân hàng dự kiến ​​sẽ thắt chặt các tiêu chí cho vay khi hết hạn các khoản vay mà nhà nước bảo đảm ở một số quốc gia.

Lượng tiền gửi bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải gửi ECB đã tăng dần qua từng năm. Nguồn: ECB

Việc khắc phục sẽ liên quan đến việc điều chỉnh hệ thống "xếp hạng tiền gửi". Nói ngắn gọn thì điều này sẽ cho phép các ngân hàng gửi lượng tiền dự trữ vượt mức bình thường với lãi suất bằng 0, thay vì lãi suất huy động âm 50 điểm cơ bản. ECB hiện cho phép mỗi ngân hàng được gửi gấp 6 lần yêu cầu dự trữ tối thiểu, nhưng việc tăng lên 8 lần có thể giúp cho các ngân hàng khu vực đồng Euro tiết kiệm 1.4 tỷ Euro (tương đương 1.6 tỷ USD) mỗi năm.

Tuy nhiên, sự gia tăng lợi nhuận từ việc thay đổi bên trên có thể khá khiêm tốn so với lợi nhuận chung của ngành ngân hàng, theo như các chuyên gia phân tích tại ngân hàng ABN Amro. Nhưng một chút thay đổi ở hiện tại cũng sẽ duy trì "không khí" hỗ trợ của các chính sách mà ngân hàng trung ương đưa ra.

Mặc dù vậy, điều này có thể làm tăng chi phí đi vay giữa chính các ngân hàng trong khối. Trên thực tế, bất kỳ tác động nào đến tính thanh khoản tổng thể của hệ thống dường như không đáng kể khi tính đến các biện pháp kích thích hiện có của ECB. Sự thu hẹp của thị trường tiền tệ từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu đã nằm ở quá khứ, khi lãi suất Euribor kỳ hạn 3-tháng đang giảm dần.

Biểu đồ: Lãi suất thị trường tiền tệ đang trở lại mức trước COVID-19 do các chính sách của ECB / Nguồn: Bloomberg

Việc cải thiện dần dần các gói kích thích nói chung sẽ là tín hiệu mạnh mẽ chứng tỏ rằng ECB vẫn còn nhiều "đạn" và họ đang liên tục chuẩn bị để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Đã có những dấu hiệu cho thấy sự co lại của hoạt động kinh tế trong Quý 2 không sâu sắc như những gì ngân hàng trung ương lo ngại ban đầu, và sự phục hồi trong Quý 3 có thể còn mạnh mẽ hơn nhiều. Tuy nhiên với những rủi ro của làn sóng COVID-19 thứ hai, hiện không phải là lúc để nghỉ ngơi và mơ mộng về một chiến thắng.

Mấu chốt ở đây là "đừng chống lại ECB". Đó là lời cảnh tỉnh cho thị trường. Bởi bà Lagarde sẽ không lặp lại sai lầm của mình.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ