Dữ liệu kinh tế Trung Quốc tích cực "bất ngờ", vượt mọi dự báo trước đó

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc tích cực "bất ngờ", vượt mọi dự báo trước đó

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

18:05 18/10/2024

Ngày mà chính quyền Biden quyết định "xào nấu" dữ liệu doanh số bán lẻ một cách trắng trợn thông qua việc lợi dụng đợt điều chỉnh theo mùa vào tháng 9 để khiến số liệu tăng đột biến, một lần nữa đã đánh lừa Fed rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn nhiều so với thực tế, điều mà Powell đã "than thở" sau khi BLS (Cục thống kê lao động) "điều chỉnh" gần 818,000 biên chế.

Trung Quốc mới đây đã quyết định công khai số liệu thống kê của BLS, báo cáo rằng dữ liệu là "giả mạo", có chủ đích và hoàn toàn dối trá.

Trong đợt công bố dữ liệu vào sáng thứ sáu khi Bắc Kinh báo cáo tất cả các số liệu kinh tế quan trọng trong tháng, tất cả số liệu đều cao hơn dự kiến nhưng chỉ cao hơn "một chút". Cụ thể:

  • GDP quý III đạt 4.6%, vượt ước tính 4.5%, nhưng giảm so với mức 4.7% trong quý 2
  • Doanh số bán lẻ tháng 9 tăng 3.2%, vượt ước tính 2.5%, và tăng từ 2.1%
  • Sản lượng công nghiệp tăng 5.4%, vượt ước tính 4.5% và tăng từ 4.5%
  • Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống 5.1% từ 5.3% vào tháng 8

Tại sao lại có điều "kỳ diệu" này? Đơn giản là để tạo niềm tin rằng "khẩu bazooka giả" mà Bắc Kinh nổ vào cuối tháng 9 này - có vẻ như sẽ là 1 phát súng vô dụng khác mà Tập Cận Bình đưa ra nhằm hy vọng chứng khoán và giá nhà tăng vọt mà không cần phải nới lỏng tín dụng 1 cách ồ ạt - đã thành công. Các dữ liệu về doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến vào tháng 9 cũng được thúc đẩy từ các khoản trợ cấp của chính phủ cho việc mua đồ gia dụng (tăng 21% y/y), tăng 3% m/m.

Tuy nhiên, ngay cả dữ liệu giả cũng không thể che đậy được sự thật rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiếp tục suy thoái. Các con số tốt hơn dự kiến, nhưng GDP quý III vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 5% của Chính phủ và thấp hơn mức 4.7% trong quý trước do tiêu dùng chậm lại và giá bất động sản sụt giảm đã ảnh hưởng đến tâm lý hộ gia đình.

"Điều này khiến mục tiêu tăng trưởng 5% khó đạt được nếu xu hướng này tiếp tục tới cuối năm", theo Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management. “Đây có thể là lý do tại sao chính phủ quyết định trong cuộc họp của Bộ Chính trị là thay đổi lập trường chính sách và thúc đẩy tăng trưởng”.

Cục Thống kê Quốc gia cho biết có lý do để thận trọng mặc dù các chỉ số chính đã cải thiện khi các biện pháp kích thích được triển khai. Dữ liệu công bố trước thứ sáu đã vẽ nên một bức tranh trái chiều về tăng trưởng trong tháng 9. Xuất khẩu chậm lại đáng kể, kìm hãm sự phục hồi trong lĩnh vực thương mại - vốn là điểm sáng của nền kinh tế. Áp lực giảm phát tiếp tục gia tăng, với chỉ số giá tiêu dùng vẫn yếu và chỉ số giá sản xuất giảm trong 24 tháng liên tiếp.

Tăng trưởng chậm lại cho thấy nhu cầu hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế Bắc Kinh - nơi mà chính phủ đã công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch vào cuối tháng 9 và những lời cam kết về khoản chi khổng lớn, nhưng vẫn chưa thực hiện.

Như đã lưu ý trước đó, thị trường Trung Quốc phản ứng rất tích cực với tin tức về gói kích cầu nhưng một khi Jim Cramer nói rằng "hãy nhanh chóng mua cổ phiếu Trung Quốc", thì chứng khoán nước này đã sụt giảm do các nhà đầu tư chờ đợi gói kích thích sắp tới trong vô vọng. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến cũng như chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã lao dốc vào tháng 10, mặc dù vẫn tăng trong năm nay.

Những nỗ lực của nhà hoạch định kinh tế, Bộ Tài chính và Bộ Nhà ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy lòng tin đã liên tục thất bại, không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Chỉ số Hang Seng Mainland Properties đã giảm 6.7% vào thứ Năm sau sự hỗ trợ của Bộ Nhà ở cho lĩnh vực bất động sản khiến thị trường phải thất vọng. Các nhà chức trách vẫn chưa lượng hóa được khoản chi tiêu tài chính bổ sung, nhưng các nhà phân tích cho biết điều này có thể được công bố tại cuộc họp của ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, quốc hội của Trung Quốc, trong những tuần tới.

Ngay khi cổ phiếu Trung Quốc và Hồng Kông lao dốc sau dữ liệu mạnh mẽ của Trung Quốc, PBOC lại một lần nữa "can thiệp" bằng chiêu trò thúc đẩy thị trường xuất hiện dưới dạng một loạt bài đăng cho thấy sẽ có thêm sự nới lỏng và hỗ trợ cho nền kinh tế. Kết quả là, CSI 300 hiện đã tăng gần 1% khi các quỹ giao dịch dựa trên thuật toán liên tục mua vào, mặc dù vậy phe bán vẫn sẽ quay trở lại chừng nào nhà đầu tư chưa thấy được hành động cụ thể nào từ Chính phủ thay vì lời nói.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ