Dự đoán BoJ sẽ nâng dự báo lạm phát sau kết quả đàm phán tiền lương mạnh mẽ

Dự đoán BoJ sẽ nâng dự báo lạm phát sau kết quả đàm phán tiền lương mạnh mẽ

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:32 10/04/2024

Theo nguồn tin cho biết, sau kết quả bất ngờ từ các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ nâng dự báo lạm phát tại cuộc họp chính sách vào cuối tháng này

Ngân hàng trung ương có khả năng sẽ thảo luận việc điều chỉnh dự báo lạm phát cơ bản từ mức hiện tại là 2.4% cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng này. Trong dự báo đầu tiên cho năm tài khóa từ tháng 4/2026, BoJ có thể dự đoán lạm phát sẽ ở mức khoảng 2%.

BoJ kết thúc cuộc họp chính sách tiếp theo ngày 26/4 và hầu hết các nhà kinh tế học đều kỳ vọng BoJ sẽ giữ nguyên các chính sách của họ.

Kể từ khi BoJ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm vào tháng trước và kết thúc chương trình nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, các nhà đầu tư trên thị trường đã dồn sự chú ý vào bất kỳ dấu hiệu nào gợi ý về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo.

Tỷ giá USD/JPY ở mức 151.73 sau tin tức này. Tuy nhiên tỷ giá này vẫn gần mốc 152 – được một số nhà giao dịch coi là mức quan trọng để chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường.

Thống đốc Kazuo Ueda đã tìm cách để cắt thắt chặt các chính sách kích thích kinh tế nhanh hơn so với dự kiến.

Giá dầu tăng và đồng Yên suy yếu đang thúc đẩy lạm phát làm dấy lên những suy đoán động thái tiếp theo của BoJ sẽ xảy ra sớm hơn. Trong số các nhà kinh tế được khảo sát sau khi BoJ loại bỏ lãi suất âm vào tháng 3, khoảng 62% dự kiến đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng Mười, và gần 25% cho rằng khả năng này xảy ra vào tháng Bảy.

Một yếu tố khác thúc đẩy các nhà kinh tế nâng dự báo lạm phát là chính phủ quyết định loại bỏ chương trình trợ giá năng lượng kéo dài suốt thời gian qua.

Các quan chức BoJ có thể sẽ đánh giá về xu hướng lạm phát một cách chặt chẽ hơn cho năm tài chính 2024, là một thước đo để họ đánh giá về lạm phát nhưng không tính đến giá năng lượng. Quan chức cũng nhận thấy chi phí nhân sự gia tăng do mức lương cao hơn là một trong những yếu tố dẫn đến giá cả cao hơn trong tương lai.

Mặc dù dự báo được nâng lên, các quan chức vẫn lưu ý rằng họ cũng cần cảnh giác với những rủi ro có thể xảy ra đối với lạm phát khi đưa ra dự báo cho năm tài chính 2026.

BoJ sẽ hoàn thiện các dự báo mới của họ sau khi phân tích dữ liệu mới nhất và diễn biến thị trường.

Tin tức này được đưa ra khi chính phủ Nhật Bản khiến các nhà giao dịch phải cảnh giác hơn về khả năng can thiệp tiền tệ để hỗ trợ đồng Yên. Quan chức hàng đầu về tiền tệ của Nhật Bản Masato Kanda bày tỏ thất vọng trước sự yếu kém dai dẳng của đồng Yên ngay cả sau khi BoJ tăng lãi suất vào ngày 19/3.

Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy BoJ có thể tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến đều có thể hỗ trợ cho đồng Yên tăng giá. Sự thay đổi về dự đoán thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu cắt giảm lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ giá hối đoái. Dữ liệu về chỉ số CPI Mỹ vào thứ Tư sẽ được đặc biệt chú ý.

BoJ đã biện minh cho động thái tăng lãi suất vào tháng 3 bằng cách nói rằng họ sẽ đạt được mục tiêu lạm phát ổn định vào cuối năm tài chính 2025, sau kết quả khả quan từ cuộc đàm phán tiền lương hàng năm giữa các công ty và công đoàn.

Công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản vào tuần trước đã cập nhật kết quả của các cuộc đàm phán về tiền lương trong năm nay, cho biết người lao động đã đạt được mức tăng lương 5.24% tính đến ngày 2/4.

Một số nhà kinh tế khu vực tư nhân điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của họ. BNP Paribas đã nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính 2024 lên 3%, từ mức 2.2% vào ngày 1/4. SMBC Nikko Securities cũng nâng dự đoán của mình lên 2.6% vào tuần trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ