Deutsche Bank: Tín dụng đầu tư có thể đang tốt và an toàn hơn so với TPCP Mỹ

Deutsche Bank: Tín dụng đầu tư có thể đang tốt và an toàn hơn so với TPCP Mỹ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:24 25/06/2024

Theo bộ phận ngân hàng tư nhân của Deutsche Bank, tín dụng đầu tư của Mỹ có vẻ đang là sự lựa chọn tốn hơn TPCP do triển vọng tài chính của Mỹ đang ảm đạm, với mức thâm hụt dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn.

Deepak Puri, giám đốc đầu tư của Châu Mỹ tại Deutsche Private Bank ở New York cho biết: "Không quan trọng ai sẽ thắng cử Tổng thống vào tháng 11, chi tiêu của chính phủ Mỹ vẫn có khả năng sẽ tăng."

"Xét bối cảnh tài chính hiện tại, tôi nghĩ rằng chúng ta cần để ý đến tín dụng đầu tư nhiều hơn. Tôi không nói rằng TPCP Mỹ kỳ hạn ngắn là không phù hợp, nhưng nếu lãi suất tín dụng đầu tư cao hơn 30, 40 bps so với trái phiếu, thì không có lý do gì để bạn không đầu tư vào danh mục này".

Chênh lệch lãi suất của tín dụng đầu tư so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang rất thấp

Chỉ trong tháng này, Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã tăng ước tính về thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm nay thêm 27% lên 1.92 nghìn tỷ USD vào năm 2024, nhiều hơn 400 tỷ USD so với dự đoán của họ vào tháng 2.

Puri cho biết: "Nếu Biden tái đắc cử, chính phủ có thể tăng chi tiêu tài chính để thúc đẩy các kế hoạch như "Build Back Better", điều này có thể khiến chính phủ phát hành trái phiếu nhiều hơn để bù đắp ngân sách. Nếu tổng thống mới đến từ Đảng Cộng hòa, có thể sẽ có các chính sách cắt giảm thuế nhằm kích thích nền kinh tế, nhưng điều này cũng khiến họ cần cân đối ngân sách để tránh tình trạng thâm hụt tài chính". Điều này cho thấy rằng, bất chấp kết quả của bầu cử tổng thống ra sao, sẽ có những yếu tố tài chính khác nhau ảnh hưởng đến chi tiêu chính phủ và thị trường tài chính.

Những cơ hội tốt nhất để đầu tư vào tín dụng cấp cao có thể là các trái phiếu của các tổ chức tài chính. Lý do là do các tổ chức này đang có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ. Khi lợi nhuận của họ tăng, các tổ chức này có xu hướng trở nên vững mạnh hơn và do đó có khả năng giảm rủi ro, từ đó làm giảm chênh lệch lãi suất của tín dụng đầu tư so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực lên Fed “hạ lãi suất ngay”, đồng USD lao dốc giữa lo ngại mất độc lập chính sách tiền tệ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gia tăng áp lực lên Fed “hạ lãi suất ngay”, đồng USD lao dốc giữa lo ngại mất độc lập chính sách tiền tệ

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu nghiêm trọng khi thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến làn sóng bán tháo kéo dài, bắt nguồn từ căng thẳng chính trị gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell.
Hoa Kỳ đang gánh hậu quả từ sai lầm kinh tế "tự gây ra, tự chịu"?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hoa Kỳ đang gánh hậu quả từ sai lầm kinh tế "tự gây ra, tự chịu"?

Đã đến lúc phải từ bỏ câu châm ngôn cũ rích: "Khi Hoa Kỳ hắt hơi, phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh." Thành ngữ này, vốn được cho là xuất hiện lần đầu liên quan đến Pháp thời Napoleon, đã mất giá trị sau trận Waterloo. Donald Trump đang trên đà phá hủy phiên bản hiện đại của nó.
Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ