Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

07:56 22/04/2025

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.

Chỉ số tổng hợp cổ phiếu châu Á lùi bước trong khi hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng nhẹ, cho thấy dấu hiệu hồi phục sau khi S&P 500 mất hơn 2% vào phiên thứ Hai. Chỉ báo DXY đi ngang trong giao dịch đầu ngày, sau khi suy yếu xuống mức đáy 15 tháng. Vàng tiếp đà tăng, thiết lập mức kỷ lục mới nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao.

Những tuyên bố trấn an từ Trump về tiến triển trong đàm phán thuế quan hầu như không cải thiện được tâm lý thị trường khi lo ngại gia tăng về khả năng ông đang chuẩn bị cách chức Powell vì từ chối hạ lãi suất nhanh hơn. Tâm lý trên Phố Wall đã chuyển từ lạc quan sang trạng thái "bán tài sản Mỹ" khi Trump đảo lộn trật tự thương mại toàn cầu bằng việc áp đặt mức thuế quan cao nhất trong một thế kỷ - động thái mà giới kinh tế học dự báo sẽ kích hoạt lạm phát và đẩy Mỹ vào suy thoái.

"Khủng hoảng niềm tin vào thị trường Mỹ đang ngày càng trầm trọng khi các chính sách của Trump làm rung chuyển, thậm chí có nguy cơ phá vỡ trật tự kinh tế toàn cầu," Kyle Rodda, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Capital, nhận định.

Các tài sản Mỹ lao dốc sau khi Trump đe doạ tính độc lập cảu Fed

Tổng thống đã đăng tải trên nền tảng Truth Social vào hôm thứ Hai, gia tăng sức ép lên chủ tịch Fed, khẳng định rằng lạm phát đã "gần như không tồn tại" và đã đến lúc thực hiện "cắt giảm lãi suất dự phòng". Dữ liệu mới nhất về chỉ số lạm phát ưu tiên của Fed vẫn cao hơn mục tiêu đề ra, và báo cáo mới sẽ được công bố vào tuần tới.

Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett tiết lộ vào thứ Sáu rằng Trump đang nghiên cứu khả năng sa thải Powell. Những phát ngôn này làm dấy lên những nghi vấn mới về việc liệu Fed có thể duy trì tính độc lập truyền thống khi tổng thống ngày càng công khai bày tỏ sự bất mãn vì ngân hàng trung ương chưa hành động quyết liệt hơn để hạ lãi suất.

"Nếu Powell bị sa thải, đây sẽ là một cú sốc biến động chưa từng có đối với thị trường tài chính, và làn sóng thoát ly khỏi tài sản Mỹ mạnh mẽ nhất có thể tưởng tượng được," Michael Brown, chiến lược gia nghiên cứu cấp cao tại Pepperstone, cảnh báo. "Không chỉ tính độc lập của Fed đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà viễn cảnh phi USD hóa và suy giảm quyền lực của Mỹ đang trở nên ngày càng hiện thực."

Những đợt công kích liên tiếp của Trump nhắm vào Fed đã buộc thị trường phải đánh giá lại các tài sản nền tảng cho sự thống trị kinh tế của Mỹ. USD và trái phiếu chính phủ- vốn là những kênh trú ẩn truyền thống trong thời kỳ bất ổn - đột nhiên mất đi sức hấp dẫn.

Mối lo ngại cũng đang lan rộng trong giới tinh hoa quỹ đầu cơ. Paul Singer, nhà sáng lập Elliott Investment Management, mới đây đã cảnh báo tại một sự kiện khép kín ở Abu Dhabi rằng USD có nguy cơ đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Trong khi đó, các quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng chưa cần thiết phải điều chỉnh lập trường hiện tại về việc từng bước tăng lãi suất, bất chấp những bất ổn phát sinh từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?

Giới chức Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn trước tiến độ chậm chạp của tiến trình hòa bình tại Ukraine. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở sự miễn cưỡng bất thường của họ trong việc gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thực hiện những nhượng bộ đáng kể. Trong bối cảnh Hoa Kỳ không sẵn lòng hành động, các quốc gia châu Âu cần phải chủ động đảm nhận vai trò này.
Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường tài chính toàn cầu đang căng thẳng sau khi Mỹ thay đổi đột ngột chính sách thương mại và gia tăng nguy cơ can thiệp vào Fed. IMF cảnh báo rủi ro tài chính leo thang, trong khi Trung Quốc phản ứng cứng rắn với bất kỳ thỏa thuận nào gây tổn hại đến lợi ích của nước này. Nhà đầu tư đang dõi theo diễn biến trái phiếu và USD để đo lường mức độ áp lực lên chính quyền Trump.
Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?

Trong thương mại, độc lập là sức mạnh. Phụ thuộc là rủi ro. Một quốc gia càng có khả năng tự cung tự cấp, càng có nhiều quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của chính mình. Ngược lại, khi phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu hoặc công nghệ từ bên ngoài, quốc gia đó trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sự thao túng của đối thủ.
Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất

Trong một diễn biến mới nhất phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và chính sách tiền tệ độc lập, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) với cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu không có động thái hạ lãi suất nhanh chóng.
Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái

Chính quyền Trump đang lợi dụng cáo buộc bài Do Thái để gây áp lực lên các trường đại học, nhằm kiểm soát tư tưởng và phá vỡ nền học thuật tự do. Các yêu sách can thiệp sâu vào tuyển sinh, nhân sự và quan điểm chính trị cho thấy mục tiêu không phải là bảo vệ sinh viên Do Thái mà là trấn áp môi trường học thuật độc lập. Nếu thành công với Harvard, cả hệ thống giáo dục đại học Mỹ có thể bị khuất phục.
Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng

Làn sóng bán tháo dữ dội đang càn quét khắp thị trường Mỹ, với cổ phiếu, trái phiếu chính phủ dài hạn và USD đồng loạt lao dốc, phản ánh rõ nét hệ quả trực tiếp từ các quyết sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bức tranh kinh tế ảm đạm này đang làm dấy lên ba mối lo ngại chính có thể xói mòn nền tảng kinh tế vững chắc nhất thế giới.
Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa

Trong bối cảnh các chỉ số tài chính dường như chỉ còn phản ánh kỳ vọng đầu cơ và chính sách nới lỏng cực độ hơn là nền tảng thực của nền kinh tế, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng toàn bộ hệ thống kinh tế hiện tại đã rơi vào một trạng thái đặc biệt: siêu bình thường hóa (hypernormalization).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ