Đà tăng của thị trường chứng khoán kết thúc, hay điều chỉnh cho cơ hội mua vào?

Đà tăng của thị trường chứng khoán kết thúc, hay điều chỉnh cho cơ hội mua vào?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:24 21/06/2021

Hai năm trước, chỉ số S&P 500 được dự báo rằng sẽ leo lên mức 6,000 điểm cho tới năm 2023. Dù nhận được nhiều nghi ngờ, đặc biệt trong khoảng thời gian thị trường xuống chỉ còn 2,200, khi S&P 500 đang ở ngưỡng 4,300 điểm, dự báo này đang khả thi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, khả năng cho một đợt thị trường giảm kéo dài là không thể loại trừ.

Thị trường có thể điều chỉnh trước khi tăng trở lại, nhưng các nhà đầu tư nên bớt quan tâm tới lạm phát
Thị trường có thể điều chỉnh trước khi tăng trở lại, nhưng các nhà đầu tư nên bớt quan tâm tới lạm phát

Tuần trước, Fed công bố khả năng tăng lãi suất hai lần trong năm 2023. Điều này trùng với một kỳ vọng về một thị trường giảm sắp bắt đầu. Vậy liệu Fed có đang đánh dấu sự chấm dứt của thị trường tăng? Thời gian Fed triển khai tăng lãi suất nhiều khả năng sẽ trùng với thời gian thị trường tăng kết thúc, và Fed sẽ bị đổ lỗi cho việc gây ra thị trường giá xuống sau đó.

Tuy nhiên, khi nói rằng lạm phát trong tình hình kinh tế hiện tại không có nhiều ý nghĩa, cũng đã có rất nhiều tranh luận. Các dấu hiệu của lạm phát không chỉ đơn giản là giá thành tăng, dù thực tế cho thấy đô la giảm, lợi suất trái phiếu tăng, và giá cả thị trường kim loại leo thang cùng với những hàng hóa khác. Khi Fed công bố rằng lạm phát có thể kéo dài hơn dự báo, mọi người sẽ cho rằng ta sẽ thấy được những dấu hiệu lạm phát. Nhưng kể từ lúc đó, đồng đô la tăng chóng mặt, lợi suất trái phiếu giảm và thị trường kim loại sập.

Những tranh luận này thực sự vô dụng trong việc kiếm lời ở thị trường chứng khoán. Chúng nảy sinh từ những học thuyết kinh tế đã cho rằng thời kỳ thị trường tăng 2,000 điểm (+90%) kể từ tháng 3/2020 là giai đoạn suy thoái. Vậy quan tâm đến làm gì khi chúng không có ý nghĩa gì với các khoản đầu tư của bạn? Là một nhà đầu tư, vấn đề chính nên là kiếm tiền, không phải tranh cãi nhau về định nghĩa. Với việc các lý thuyết gia lạm phát còn không đồng tình với việc lạm phát sẽ làm tăng hay giảm thị trường chứng khoán, lún sâu vào tranh luận này chỉ tốn thời gian. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bám vào chủ đề này, trong khi thực sự điều họ nên tập trung vào là thị trường, và cách tăng giá trị các khoản đầu tư của mình.

Vài tuần trước, khi nói về một đợt điều chỉnh 200-300 điểm trong mùa hè này, nhiều nhà đầu tư chỉ hỏi liệu thị trường có breakout được khỏi mốc 4,300 và tăng lên 4,400 trước khi bắt đầu điều chỉnh không. Nhưng trong tuần qua, mốc hỗ trợ 4,190 đã bị mất, gia tăng khả năng quay lại vùng 4,000. Tuy nhiên, đây chưa chắc sẽ là một cú lao dốc . Vẫn còn khả năng thị trường leo lại lên 4,300 trước khi rơi xuống 4,000, dù việc lên được 4,400 gần như là không còn. Khả quan nhất là thị trường sẽ tăng lên quanh vùng 4,310, sau đó bắt đầu giảm và kiểm tra lại vùng 3,950-4,000 và bắt đầu một đợt tăng lên vùng 4,600+.

Để chốt lại, thị trường sẽ có nhiều biến động trong vài tuần tới đây, nhưng hãy kỳ vọng cơ hội mua trong mùa hè này khi ta bắt đầu bước vào thị trường tăng mới để vượt 4,600 điểm.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ