Cứu người hay cứu việc làm? Bài toán đau đầu cho các Chính phủ!

Cứu người hay cứu việc làm? Bài toán đau đầu cho các Chính phủ!

16:52 03/07/2020

Đại dịch Covid-19 là một bài toán rất đau đầu đối với các chính phủ trên thế giới vì lựa chọn giữa phục hồi kinh tế và mạng sống người dân là bài toán rất khó để đưa ra lời giải tốt nhất

Đại dịch Covid-19 tưởng chừng đã tạo đỉnh tại Mỹ vào ngày ngày 24/4 với số ca nhiễm nhiều nhất trong một ngày lên tới 36,738 người, và giảm xuống chỉ còn 17,618 ca nhiễm mới một ngày vào 11/5. Nhưng mọi thứ sau đó trở nên tồi tệ hơn, trong khi tổng thống Mỹ ông Trump không ngừng thúc ép cho nền kinh tế được mở cửa trở lại. Khi làm chứng trước Thượng viện vào giữa tháng 5, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, đã cảnh báo và chống lại việc mở cửa lại kinh tế quá sớm, ông nói rằng virus có thể vượt khỏi tầm kiểm soát dẫn đến tổn thất nặng nề về cả số ca tử vong và hoạt động thương mại trên con đường phục hồi kinh tế.

Vào ngày 26 tháng 6, Hoa Kỳ đã báo cáo 45,300 ca nhiễm mới hàng ngày và ít nhất 16 tiểu bang đã tạm dừng việc mở cửa lại kinh tế của họ. Và như Niall McCarthy của Statista đã lưu ý, việc thúc đẩy mở cửa trở lại đã dẫn đến một cuộc tranh luận nghi ngờ về việc mở cửa lại nền kinh tế mà không có những biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho mọi người liệu có tốt hơn là để nền kinh tế chịu thiệt hại và cứu sống rất nhiều mạng người hay không?.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới như Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Đức đều đã chọn chờ đợi cho đến khi tỉ lệ lây nhiễm giảm đáng kể vậy nên cần phải hoàn thành xong hết các hoạt động kiểm tra, theo dõi, và cách ly một cách hiệu quả trước. Tất cả các quốc gia đó đều đang thu về những lợi ích nhất định từ quyết định này, hoàn thành việc mở cửa trở lại nền kinh tế của họ vừa kịp trước mùa hè bận rộn.

Edelman đã phân tích phản ứng của công chúng đối với hai sự lựa chọn nêu trên của các chính phủ thông qua một cuộc điều tra. Trong số 13,200 người được hỏi được thăm dò ý kiến ​​trên 11 quốc gia, 67% đồng ý rằng chính phủ nên cứu càng nhiều người càng tốt, ngay cả khi điều đó có sẽ làm cho nền kinh tế tiếp tục thiệt hại nhiều hơn và phục hồi chậm hơn. 33% số người được hỏi cho biết việc chính phủ cứu thị trường lao động và khởi động lại nền kinh tế trở nên quan trọng hơn là thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể để giữ an toàn cho mọi người khỏi dịch bệnh.

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến "cứu ngày hay cứu việc làm" của Edelman

Trên cơ sở từng quốc gia, Nhật Bản có tỷ lệ người dân quan trọng việc cứu người hơn so với sự phục hồi kinh tế rất nhiều ở mức 76%. Còn ở những nơi khác, 66% người Mỹ nói rằng cứu người nên là ưu tiên của chính phủ trong khi 34% cho rằng chính phủ nên tập trung vào việc cứu thị trường lao động.

Tại Trung Quốc, nơi dịch bênh Covid-19 đang được kiểm soát tốt, 56% số người được hỏi cho biết chính quyền nên tập trung vào việc cứu người trong khi 44% muốn nền kinh tế mở cửa trở lại, bất chấp ảnh hưởng đến người dân.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

Phố Wall đang tăng mạnh, với S&P 500 đạt mức cao kỷ lục và vốn hóa thị trường tăng gần 10 nghìn tỷ USD kể từ tháng Tư, nhờ lạm phát hạ nhiệt, chính sách ôn hòa hơn từ Fed và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối lại phản ánh lo ngại về rủi ro cấu trúc và bất ổn chính trị, tạo nên một giai đoạn phân kỳ nơi chỉ một bên có thể đúng.
Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng

Dù xung đột bùng phát ở Trung Đông, thị trường Mỹ dường như chẳng mảy may bận tâm. Chỉ số S&P 500 vẫn đều đặn leo cao, bất chấp loạt cú sốc từ địa chính trị, chính sách thuế quan, cho tới nỗi lo về thị trường nhà ở. Điều gì đang đứng sau sự vững vàng đến khó tin này?