Cùng nhìn lại diễn biến thị trường FX 24/3

Cùng nhìn lại diễn biến thị trường FX 24/3

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

01:51 25/03/2020

Quan điểm của Kathy Liên - BKAssetManagement

Tỷ giá của nhiều đồng ngoại tệ chính tăng cao hơn hôm qua với sự phục hồi của chứng khoán khi mở phiên NewYork. Chỉ số Dow Jones hôm qua đã tăng hơn 1,000 điểm tương ứng 6.5%. Trong một thị trường bình thường, điều này sẽ được coi là một động thái rất lạc quan nhưng trong thị trường chu kỳ giá giảm thì mức tăng này không quá ngạc nhiên. Sự phục hồi được thúc đẩy bởi triển vọng của một thỏa thuận về dự luật kích thích coronavirus của Nhà Trắng. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết trên CNBC rằng “có một sự lạc quan thực sự cho một thỏa thuận trong những giờ tới.”

Các nhà đầu tư cũng rất vui khi nghe tin G7 cam kết sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để phục hồi niềm tin và tăng trưởng kinh tế, cũng như bảo vệ công ăn việc làm, kinh doanh và khả năng phục hồi của hệ thống tài chính. Bao gồm các cam kết:

  • Cung cấp kinh phí cần thiết để đáp ứng với COVID-19
  • Cung cấp hỗ trợ song phương và đa phương để tăng cường các nỗ lực phòng ngừa của chính phủ nước ngoài
  • Cam kết cung cấp nỗ lực tài chính để giúp các nền kinh tế phục hồi thông qua hỗ trợ thanh khoản và mở rộng tài khóa
  • Duy trì chính sách bành trướng
  • Giải phóng vốn khả dụng và cung cấp bộ đệm thanh khoản
  • Kêu gọi các nước sản xuất dầu hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy ổn định kinh tế
  • Hỗ trợ nỗ lực của IMF và Ngân hàng Thế giới. Sẵn sàng đóng góp nguồn lực cần thiết để giúp các quốc gia dễ bị thương tổn.

Tổng thống Trump cũng hứa sẽ có máy thở cho New York, công ty 3M và các nhà sản xuất khác đang sản xuất thêm khẩu trang, trong khi các phòng thí nghiệm đang tăng cường thử nghiệm. Dữ liệu sản xuất từ ​​Mỹ, Eurozone và Vương quốc Anh gần như không xấu như các nhà đầu tư lo ngại, mở đường cho đồng Euro, bảng Anh và các loại tiền tệ khác phục hồi. USD/JPY đã tăng trở lại từ 110.10 lên mức cao trên 111.00 trong khi các cặp như USD/CAD tăng vọt từ 1.4380 lên 1.4520 trước khi chứng khoán mở cửa giao dịch hôm qua. Đồng đô la mạnh lên vì khan hiếm nguồn cung và nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp diễn. Trên cơ sở kỹ thuật, đồng Euro, đồng bảng Anh và đô la Úc có dấu hiệu tạo đáy, nhưng với chỉ số PMI tổng hợp của Đức giảm từ 50.7 xuống 37.2, chỉ số Eurozone giảm từ 51.6 xuống 31.4 và chỉ số composite của Anh giảm từ 53 xuống 37.1 thì con đường gặp kháng cự của những cặp tiền này không còn xa nữa. Chỉ số PMI Markit của Mỹ giảm từ 42 xuống 39.1 - một mức giảm khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn cần phải thận trọng sau cảnh báo của Nhà Trắng rằng coronavirus có tỷ lệ tấn công là 1 trên 1.000 ở New York. Các số liệu khác bao gồm doanh số bán nhà mới, PMI tổng hợp và dịch vụ giảm mạnh ở nước ngoài, điều này có nghĩa rằng bây giờ không phải là lúc để quá lạc quan. Dữ liệu trên toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm dấy lên lo ngại về phí tổn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ Năm này của Mỹ sẽ được đặc biệt chú ý vì tỷ lệ thất nghiệp có thể vượt quá 1.5 triệu. Nếu trợ cấp thất nghiệp đạt 2 triệu, chúng ta có thể thấy mức đáy mới của cổ phiếu và tiền tệ. Tổng thống Trump hứa hẹn sẽ mở cửa lại nền kinh tế sớm, nhưng việc đó là một hành động mạo hiểm và liều lĩnh, trừ khi các trường hợp lây nhiễm virus giảm mạnh, hoặc lý tưởng là tìm ra vắc-xin. Tất cả điều này là có thể nhưng mức độ kỳ vọng khá cao nên chính phủ cần phải tạo điều kiện và không cản trở tiến trình.

Thương mại New Zealand, lạm phát của Anh và số lượng hàng hóa lâu bền của Mỹ dự kiến ​​công bố vào thứ Tư. Dữ liệu thương mại tháng hai từ New Zealand có thể không cho thấy nhiều tác động của COVID-19 vì chỉ số PMI sản xuất tăng. Giá tại Anh thực sự có thể tăng do thiếu hụt dẫn đến tăng giá theo các nhà cung cấp sản xuất và dịch vụ. Mặt khác, hàng hóa lâu bền của Mỹ có thể giảm mạnh.

Các nhà đầu tư mong đợi các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có nhiều hành động hơn. Mọi con mắt đều đổ dồn vào gói kích thích tiềm năng từ Washington. Các gói cứu trợ cũng đang được xem xét cho các ngành công nghiệp khác nhau của Hoa Kỳ, ECB đang thảo luận về việc mua thêm các chứng chỉ quỹ chỉ số (ETFs) và Đức sẵn sàng thảo luận về việc phát hành trái phiếu chung. Tuy nhiên tác động của hầu hết các thông báo này có thể khá ngắn ngủi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ