Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ là phép thử cho các bên báo cáo số liệu thứ ba

Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ là phép thử cho các bên báo cáo số liệu thứ ba

11:51 29/09/2023

Tin tức chính phủ đóng cửa sắp tới đang làm trì hoãn việc công bố dữ liệu kinh tế quan trọng, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách phải sử dụng dữ liệu từ bên thứ ba.

Thiếu đi các chỉ số quan trọng như báo cáo việc làm của Bộ Lao động và lạm phát từ Bộ Thương mại, dữ liệu từ các nguồn tư nhân sẽ trở thành tâm điểm. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện các công cụ theo dõi mới về việc làm và hoạt động kinh tế, và những công cụ này luôn được cải tiến để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Một số chỉ số như hoạt động kinh doanh từ Viện Quản lý Cung ứng, báo cáo lương phi nông nghiệp từ ADP và doanh số bán nhà hiện có từ Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia - đã cung cấp thông tin cho các quan chức Fed trong nhiệm vụ kiểm soát lạm phát. Những chỉ số khác cung cấp thông tin gián tiếp thông qua báo cáo của chính phủ.

Tuy nhiên, khi bất kỳ sai lầm chính sách nào cũng đủ để đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái, sự phục thuộc vào dữ liệu của Fed có thể gây nguy hiểm.

Trong quá khứ, các quan chức đã phải dựa vào các số liệu không phải từ chính phủ trong các lần đóng cửa trước đây cũng như trong giai đoạn đầu của Covid-19, nhưng các nhà kinh tế nói chung xem những con số đó là không đáng tin cậy bằng các báo cáo từ Cục sẽ phải đóng cửa.

"Những lựa chọn không đủ tốt để thay thế", theo Michael Pugliese, nhà kinh tế cấp cao tại Wells Fargo & Co. “Thật khó để thay thế cả số lượng và chất lượng của dữ liệu tiêu chuẩn vàng đó”.

Chính phủ liên bang Mỹ đang tiến gần hơn đến việc đóng cửa vào ngày 1/10 khi các dân biểu đảng Cộng Hòa sẵn sàng ngăn chặn việc gia hạn nguồn tài trợ hiện tại, và việc đóng cửa có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.

Kết hợp với việc nối lại thanh toán vay sinh viên, đình công lao động và giá năng lượng đang tăng trở lại, những điểm mù về dữ liệu có thể làm cho quyết định lãi suất của Fed trở nên khó khăn hơn trong cuộc họp vào ngày 31 tháng 10 - 1 tháng 11, khi họ thảo luận về việc gia hạn hoặc kết thúc chu kỳ thắt chặt.

"Chúng ta đang ở bước ngoặt của chính sách tiền tệ và cả nền kinh tế", theo Ellen Zentner, nhà kinh tế trưởng thị trường Hoa Kỳ tại Morgan Stanley. "Bất kỳ điều gì làm mờ đi tầm nhìn của bức tranh kinh tế mà chúng ta đang nhìn nhận - cho dù là từ dự báo tư nhân hay Cục Dự trữ Liên bang - đều là yếu tố làm phức tạp thêm tình hình hiện tại."

Ngân hàng trung ương không lạ lẫm gì việc sử dụng các chỉ số từ bên thứ ba. Từ những năm giữa thập kỷ 2010, Fed đã sử dụng dữ liệu của ADP để xây dựng ước tính của riêng họ việc làm, theo David Wilcox, giám đốc nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ của Bloomberg, người trước đây là người dẫn dắt Cục Nghiên cứu và Thống kê của Bộ Thống kê Dự trữ Liên bang. Ông cũng cho biết họ cũng đã xây dựng một chỉ số về tiêu dùng dựa trên dữ liệu giao dịch thẻ từ Fiserv.

Trong lịch sử, một số dữ liệu bên thứ ba là tiền đề trong việc hoạch định chính sách.

Chủ tịch Powell đã trích dẫn dữ liệu về kỳ vọng lạm phát từ Đại học Michigan vào tháng 6/2022, kết hợp với việc công bố chỉ số CPI tăng, đã đưa Fed đến quyết định tăng lãi suất 75bp trong tháng đó. Và ở đầu thời kỳ đại dịch, quan chức thường xem xét các nguồn tài liệu có tính cập nhật cao như trang đặt bàn nhà hàng OpenTable để đánh giá hành vi của người tiêu dùng khi báo cáo từ chính phủ bị trễ hoặc đã lỗi thời.

"Đã có sự phát triển về cách các nhà kinh tế và người tham gia thị trường nói chung nhìn vào dữ liệu kinh tế", theo Thomas Simons, nhà kinh tế cấp cao tại Jefferies LLC. "Chúng ta không hoàn toàn phụ thuộc vào các con số từ số liệu của chính phủ."

Bộ Lao động cho biết trong kế hoạch dự phòng được cập nhật vào tuần này rằng đóng cửa kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của họ và do đó ảnh hưởng đến chất lượng các ước tính trong tương lai.

Hơn nữa, đang ngày càng có nhiều các chỉ số từ bên thứ ba vào thời điểm lo ngại về tính tin cậy của các báo cáo chính phủ đang tăng lên. Dữ liệu về việc làm có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ phản hồi giảm và đăng tải giả mạo, trong khi con số về đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các đơn xin giả mạo.

Các nhà kinh tế tại trang web tuyển dụng Indeed Inc. đã phát triển một công cụ theo dõi tương tự với Khảo sát Cơ hội việc làm và Luân chuyển lao động (JOLTS) của Bộ Lao động nhưng được công bố vào thời điểm hợp lý hơn. Hai cái này không giống nhau, nhưng chúng thường kể cùng một câu chuyện, theo Svenja Gudell, nhà kinh tế trưởng Indeed.

"Các xu hướng hoàn toàn tương đồng", bà nói. Và suy cho cùng, "xu hướng mới là điều bạn quan tâm".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ