Chỉ số khốn khổ của Mỹ tăng: Nền kinh tế rơi vào tình trạng báo động?

Chỉ số khốn khổ của Mỹ tăng: Nền kinh tế rơi vào tình trạng báo động?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:36 09/07/2024

Có nhiều bình luận về sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ và sự không công bằng khi đánh giá nền kinh tế này không quá xuất sắc. Liệu đây có thực sự là "nền kinh tế mạnh nhất từ ​​trước đến nay" không?

Rõ ràng, Mỹ không phải là "nền kinh tế mạnh nhất từ ​​trước đến nay”.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên 4.1%, mức đỉnh trong ba năm, và cao hơn đáng kể so với năm 2019. Vào tháng 6, việc làm trong khu vực công tăng 70,000, điều này đã thúc đẩy việc làm trong biên chế tăng thêm 206,000. Một phần ba việc làm trong khu vực công được trả lương bằng cách vay nợ. Cả tỷ lệ việc làm trên dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều thấp hơn mức trước đại dịch và người nhập cư chiếm toàn bộ sự gia tăng lực lượng lao động kể từ khi xảy ra đại dịch, theo Cục Thống kê Lao động và Nghiên cứu Ned Davis.

Lạm phát vẫn dai dẳng và người dân đã mất hơn 24% sức mua kể từ năm 2019, mức tăng trưởng tiền lương thực tế âm 0.6% trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2024. Tăng trưởng tiền lương thực tế trong năm 2024 chỉ đạt 0.8% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy lý do tại sao chỉ số khốn khổ (Misery Index) của Hoa Kỳ tăng từ mức 6.8% vào tháng 1 lên 7.4% vào tháng 6. Chỉ số khốn khổ, đo lường tình trạng thất nghiệp và lạm phát, đã chạm đáy vào năm 2023 và trở nên tồi tệ hơn kể từ đó, hiện chỉ số này còn cách xa mức trước đại dịch là 5.4%.

Tất cả những yếu tố này giúp chúng ta hiểu tại sao người Mỹ lại bi quan về tình hình kinh tế. Mặc dù có những thông điệp về cơ cấu lại thu nhập, chính sách xã hội và bình đẳng, nhưng người dân Mỹ cơ bản vẫn nghèo đi, chỉ có những người giàu mới có thể cải thiện tình hình của mình, xoay xở với lãi suất cao và lạm phát nhờ đầu tư vào thị trường chứng khoán. Điều này không quá ngạc nhiên, nhưng vẫn cần lưu ý. Nợ gia tăng, thâm hụt ngân sách và thuế không hề mang tính xã hội.

Vấn đề đối với hầu hết người Mỹ là việc chi trả các nhu cầu thiết yếu ngày càng khó khăn mặc dù chi tiêu chính phủ ở mức kỷ lục.

Có một lý do khiến chúng ta nên lo lắng về tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói gia tăng. Hiệu ứng placebo của chi tiêu chính phủ đối với GDP đang giảm dần. Tổng thu nhập quốc nội thực tế (GDI) tăng 1.3% trong quý đầu tiên, điều chỉnh giảm 0.2 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, cho thấy sự chậm lại của nền kinh tế. Theo Cục Phân tích Kinh tế, GDP thực và GDI thực trung bình, một thước đo bổ sung nhằm đo lường hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ (có trọng số ngang nhau đối với GDP và GDI), đã tăng 1.4% trong quý đầu tiên.

Nếu nhìn về tương lai, người Mỹ sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn:

  • Nghèo đói hơn nữa với các chính sách theo chủ nghĩa Keynes
  • Thực hiện một bước ngoặt mạnh mẽ hướng tới tăng trưởng, trong đó chính sách tập trung vào mục tiêu cải thiện thu nhập khả dụng, tăng đầu tư, tăng năng suất cũng như tăng trưởng kinh tế thực.

Chúng ta biết rằng việc cắt giảm thâm hụt hiện tại bằng cách tăng thuế là điều không thể. Không có khoản thu nào có thể tạo ra hai nghìn tỷ USD mỗi năm, và việc tăng thêm thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. CBO dự kiến chi tiêu sẽ đạt 24.9% GDP vào năm 2036, trong khi doanh thu sẽ đạt mức kỷ lục (18%) nhưng không đủ để bù đắp chi tiêu. Nếu Fed tiếp tục vay nợ, người Mỹ sẽ phải chịu đựng tác động của lạm phát cũng như chi phí nhà ở tăng cao. Sức mua của đồng USD sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, việc tạo ra 2 nghìn tỷ USD GDI có hiệu quả sẽ dễ dàng hơn so với việc đánh thuế thêm 2 nghìn tỷ USD mỗi năm từ nền tảng tài chính hiện có.

Giải pháp duy nhất cho nước Mỹ là các chính sách ủng hộ tăng trưởng, ủng hộ doanh nghiệp nhằm bảo vệ sức mua của đồng USD. Những biện pháp, vốn được coi là các chính sách xã hội, chỉ khiến người dân nghèo hơn và làm tổn hại tầng lớp trung lưu.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Ngay trước thềm công bố chỉ số CPI vào thứ Ba, một mốc xoay tiềm năng đối với kỳ vọng lãi suất của Fed, một trong những thước đo lạm phát thời gian thực toàn diện nhất đã làm gián đoạn câu chuyện về làn sóng tăng giá do thuế quan gây ra. Chỉ số Giá Kỹ thuật số của Adobe, theo dõi hơn 100 triệu mã sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử, ghi nhận mức giảm -2.09% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Sáu. Điều này củng cố quan điểm rằng áp lực lạm phát, ít nhất trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, vẫn được kiểm soát tốt, thậm chí đang có dấu hiệu giảm phát.
Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thị trường tài chính tiếp tục bứt phá, bất chấp những cơn gió ngược từ chính trị, với động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu. Nvidia là “viên ngọc sáng” trong làn sóng AI, vừa vượt mốc vốn hóa 4 nghìn tỷ USD, đẩy giá cổ phiếu bay cao, vượt lên trên những mối lo về căng thẳng thương mại và các phát biểu cứng rắn từ Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, các biện pháp thuế quan mới từ Trump, từ đồng đến dược phẩm, thậm chí cả Brazil, vẫn tiếp tục được triển khai, nhưng dường như không để lại tác động rõ ràng đến thị trường.