Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:45 28/03/2024

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.

Lợi suất TPCP tăng trong phiên Á sau khi thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Christopher Waller nhấn mạnh rằng không cần phải vội hạ lãi suất và ông kỳ vọng “dữ liệu lạm phát sẽ lạc quan ít nhất trong vài tháng” trước khi cắt giảm lãi suất. Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đã tăng 4bps. Đồng USD tăng mạnh so với tất cả các đồng tiền trong nhóm G10.

Chứng khoán Nhật Bản trượt dốc trong ngày giao dịch không hưởng quyền, sau khi chỉ số Nikkei 225 tăng lên gần mức đỉnh kỷ lục hôm 27/03. Trong khi đó, chứng khoán Úc tiếp tục duy trì đà tăng, và lập đỉnh kỷ lục mới. Chứng khoán Hồng Kông ổn định. Chứng khoán Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đều sụt giảm.

Nhà đầu tư sẽ theo dõi loạt báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng Trung Quốc vào cuối ngày hôm nay. Chứng khoán Trung Quốc đã thoái lui toàn bộ đà tăng trong tháng 3 khi triển vọng lợi nhuận yếu kém đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, và làm dấy lên lo ngại rằng đà tăng do chính sách thúc đẩy sẽ chấm dứt.

HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định trong phiên Á sau khi chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục, khiến nhiều nhà đầu tư tổ chức có khả năng tái cơ cấu danh mục đầu tư của họ.

Tỷ giá USD/JPY

Đồng Yên vẫn thu hút sự quan tâm của thị trường. USD/JPY ổn định đầu phiên sau khi giảm từ đỉnh kỷ lục năm 1990, xuống 151.97, vượt qua ngưỡng can thiệp chính sách của các quan chức vào tháng 10/2022.

Bản tóm tắt ý kiến ​​từ cuộc họp chính sách của BoJ tuần trước cho thấy sự thận trọng hơn trong cách tiếp cận của các quan chức đối với việc tăng lãi suất.

Mặt khác, giá dầu đang hướng tới ghi nhận đà tăng theo quý bền vững do kỳ vọng việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ sẽ thắt chặt thị trường toàn cầu. Vàng ổn định vào hôm nay sau 3 phiên tăng.

S&P Global Ratings đã khẳng định xếp hạng tín nhiệm AA+ cho chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, S&P cũng cảnh báo về những thách thức tài chính mà Hoa Kỳ đang đối mặt, bao gồm thâm hụt ngân sách và sự cứng nhắc về ngân sách.

Trong khi đó, sau khi S&P 500 tăng khoảng 25% kể từ cuối tháng 10, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng vị thế đang bị "kéo căng" và cổ phiếu có xu hướng bị chốt lời ngắn hạn hơn.

Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase cảnh báo rằng nhà đầu tư có thể "mắc kẹt ở vị thế sai" của giao dịch theo đà khi thị trường chững lại. Ông cũng khuyến khích nhà đầu tư xem xét đa dạng hóa tài sản của mình và quản lý rủi ro trong danh mục đầu tư của họ. Việc tập trung quá nhiều vào các cổ phiếu hoạt động tốt nhất có thể làm tăng nguy cơ điều chỉnh sắp tới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

Theo nghiên cứu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, những lo ngại ngày càng tăng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn đã thúc đẩy các nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào vàng thay vì đứng ngoài quan sát
Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.