Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh tích trữ vàng thay vì trữ USD

Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh tích trữ vàng thay vì trữ USD

16:47 30/12/2021

Các ngân hàng trung ương (NHTW) trên khắp thế giới đang đẩy mạnh tích trữ vàng trong kho dự trữ ngoại hối, nâng lượng vàng dự trữ trong năm 2021 lên cao nhất trong 31 năm qua.

Ngân hàng trung ương trên thế giới đã tích lũy hơn 4,500 tấn trong thập niên qua, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Tính đến tháng 9, tổng dự trữ đạt khoảng 36.000 tấn, cao nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với 10 năm trước.

So với vàng, giá trị của đồng USD đã giảm mạnh trong 10 năm qua khi mà động thái nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn đã làm tăng quy mô nguồn cung đồng bạc xanh. Mặc dù Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang bắt đầu siết chặt tín dụng, các NHTW khác vẫn tiếp tục chuyển sang vàng. Điều này phản ánh những quan ngại trên toàn cầu về chế độ tiền tệ dựa trên USD.

Vàng không gắn liền trực tiếp đến nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Kim loại quý này có thể chống chọi được tình trạng bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, Adam Glapinski, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP), lý giải về nguyên nhân đằng sau việc NHTW Ba Lan tăng tích trữ vàng hồi tháng 9. NBP đã mua khoảng 100 tấn vàng trong năm 2019 và vẫn tiếp tục mua.

Hoạt động mua vàng của các nền kinh tế mới nổi vẫn tiếp diễn. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Thái Lan đã mua khoảng 90 tấn vàng, Ấn Độ 70 tấn và Brazil 60 tấn.

Khác với trái phiếu chính phủ Mỹ và các tài sản định danh bằng đồng USD, vàng mang lại lãi suất cho người nắm giữ. Nhưng NHTW Hungary đã tăng gấp ba lần dự trữ vàng lên hơn 90 tấn vào mùa xuân năm ngoái vì kim loại quý này không gặp rủi ro tín dụng và cũng không có rủi ro đối tác (counterparty risks).

Việc mua vàng với khối lượng lớn khá hạn chế trong quá khứ, nhất là đối với các NHTW của Nga và một số quốc gia khác đang cố gắng giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD vì rủi ro đối đầu chính trị với Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Gần đây, các NHTW của các nền kinh tế mới nổi với đồng nội tệ có xu hướng bị giảm giá liên tục và các nền kinh tế Đông Âu có quy mô khiêm tốn lại là những người mua quy mô lớn. Đối mặt với sự sụt giá liên tục của đồng tiền, Kazakhstan đã tăng mạnh tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối.

Các ngân hàng trung ương và các tổ chức công bắt đầu tăng lượng vàng nắm giữ vào khoảng năm 2009. Trước đó, họ thường bán vàng để tăng nắm giữ các tài sản định danh bằng USD như trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Khi Mỹ là nền kinh tế phát triển nhất đồng thời là siêu cường duy nhất sau khi chiến tranh lạnh kết thúc trong thập niên 90, lợi nhuận tạo ra từ các tài sản tính bằng USD rất hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến dòng tiền chảy ra ngay cả từ trái phiếu chính phủ Mỹ, dẫn đến giá trị tài sản định danh bằng USD giảm. Chuyên viên phân tích thị trường Itsuo Toyoshima nói rằng niềm tin vào tài sản bằng đồng USD đã “suy giảm”.

Cuộc khủng hoảng kéo theo sự sụt giảm lãi suất dài hạn của Mỹ do động thái nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn, khiến triển vọng nắm giữ lâu dài và liên tục các tài sản bằng USD trở nên kém tươi sáng và ít lợi nhuận hơn. Các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có sức mạnh tín dụng yếu bắt đầu quan tâm đến “bảo vệ tài sản bằng vàng”, Koichiro Kamei, Chuyên viên phân tích tài chính và kim loại quý, cho biết.

Sự hiện diện của đồng USD trong dự trữ ngoại hối đang giảm xuống, trái ngược với sự tăng trưởng của vàng. Năm 2020, tỷ lệ quy đổi tiền tệ của đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Sự hiện diện của đồng đô xanh trong dự trữ ngoại hối của các nước giảm sút, một phần là do giá trị của đồng tiền này so với vàng giảm trong dài hạn. Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng. Hệ quả là giá trị của đồng tiền này đã giảm xuống còn 1/15 so với mức cũ vì nguồn cung đô xanh từ Mỹ, không bị thu hẹp từ vàng, đã tăng khoảng 30 lần so với 50 năm qua.

Fed đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng. Dự kiến Fed có thể sẽ tăng lãi suất, ít nhất là hai lần trong năm tới với biên độ 50-75 điểm cơ bản. Và ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp tục dịch chuyển sang tích trữ vàng, thay vì đồng USD.

Giá vàng vẫn ổn định, mặc dù kim loại quý này được coi là không bền với việc tăng tỷ giá. Hôm 23/12, giá vàng ở ngưỡng 1,807 USD/oz, tăng 2% so với ngay trước khi Fed công bố quyết định hôm 15/12 để siết chặt chính sách nới lỏng định lượng.

Link gốc tại đây.

Theo Vieststock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ