Bước ngoặt quan trọng ngành bán dẫn năm 2024: Vốn hóa thị trường vượt mốc 165 tỷ USD

Bước ngoặt quan trọng ngành bán dẫn năm 2024: Vốn hóa thị trường vượt mốc 165 tỷ USD

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:21 19/01/2024

Vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp bán dẫn từ Tokyo Electron cho đến Nvidia đã tăng hơn 160 tỷ USD sau báo cáo thu nhập công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trong năm 2024.

Dữ liệu tốt hơn dự báo ​​của TSMC cho thấy kỳ vọng về sự phục hồi trở lại của nhu cầu điện thoại thông minh, chip và máy tính, sau hơn một năm bất ổn hậu Covid. Ngày 19/01, cổ phiếu TSMC đã tăng hơn 6% tại Đài Bắc sau khi tăng gần 10% ở Mỹ, mức tăng lớn nhất trong gần một năm. Cổ phiếu của các nhà cung cấp chính như Tokyo Electron và Advantest đã tăng hơn 5% tại Tokyo. Điều này đã đẩy vốn hóa thị trường nhóm cổ phiếu bán dẫn từ Mỹ đến châu Á tăng khoảng 165 tỷ USD, dựa trên tính toán của Bloomberg.

Triển vọng của TSMC mang lại sự yên tâm khi nhà đầu tư đã quá quen với một thị trường suy thoái. Nhà sản xuất chip chính của Apple và Nvidia đang dự toán chi phí vốn từ 28 tỷ USD đến 32 tỷ USD và kỳ vọng tăng trưởng doanh thu sẽ phục hồi ít nhất 20% trong năm nay. Ngoài ra, sự ra đời của AI với nhu cầu điện toán lớn sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Tại châu Âu, cổ phiếu ASML Holding đã tăng 4%, thúc đẩy đà phục hồi của các cổ phiếu cùng ngành trong khu vực, các cổ phiếu Mỹ bao gồm Nvidia và Intel cũng đươc hưởng lợi, đẩy chỉ số Philadelphia Semiconductor Index tăng lên mức cao nhất cho kể từ ngày 11/12.

Dấu hiệu phục hồi của lĩnh vực sản xuất chip đã xuất hiện trong những tuần gần đây. Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) ước tính doanh số bán chip đã tăng trong tháng 11 sau hơn một năm sụt giảm. TSMC dự kiến ​​​​tăng trưởng doanh thu ít nhất 8% đạt 18.8 tỷ USD trong quý III, cao hơn so với kỳ vọng gần 18.2 tỷ USD.

Hiện tại, TSMC đang tiến hành kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản, Arizona và Đức, nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2024 nhằm thúc đẩy mạnh mẽ dấu ấn toàn cầu của TSMC.

Tuy nhiên, nhà sản xuất chip Samsung Electronics lại vừa công bố lợi nhuận giảm quý thứ 6 liên tiếp, do nhu cầu tiêu dùng đối với điện thoại thông minh sụt giảm.

Apple, một trong những khách hàng quan trọng nhất của TSMC, đã phải đối mặt với những trở ngại của thế hệ iPhone mới nhất. Một số nhà phân tích đã hạ cấp Apple trước dự đoán lực cầu yếu, và Jefferies cho rằng doanh số iPhone ở Trung Quốc sẽ còn sụt giảm sâu hơn. Các công ty khác ở Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm sử dụng thiết bị công nghệ nước ngoài trong các cơ quan nhà nước của Trung Quốc.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ