BoE tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất khi có 2 thành viên bỏ phiếu ủng hộ điều này

BoE tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất khi có 2 thành viên bỏ phiếu ủng hộ điều này

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

18:44 09/05/2024

BoE tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất khi có 2 thành viên bỏ phiếu ủng hộ, đồng thời thống đốc Andrew Bailey cũng đã tuyên bố rằng mọi thứ đang đi đúng hướng.

Phó Thống đốc Dave Ramsden cùng với Swati Dhingra đã kêu gọi cắt giảm lãi suất ngay lập tức từ mức hiện tại là 5.25%. Bảy thành viên còn lại của MPC bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất, họ cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ giảm bền vững.

Giá vàng tăng và GBP giảm sau quyết định này. Các trader đang định giá 50% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng tới và tiếp tục định giá 100% BoE sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 8. Thị trường hiện đang định giá BoE sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng 58 bps trong năm 2024.

Michael Brown, chiến lược gia tại Pepperstone Group, cho biết: “Sự bất đồng quan điểm từ một thành viên nội bộ là khá hiếm, đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy BOE sẵn sàng cắt giảm lãi suất. Điều này phản ánh rằng MPC đang trở nên dovish hơn, làm tăng khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của BoE sẽ diễn ra vào tháng 6.”

Đây là cuộc họp thứ sáu liên tiếp BoE giữ nguyên lãi suất ở mức thắt chặt, nhằm giảm bớt áp lực về tiền lương và lạm phát. Các dự báo cho thấy rằng BoE sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, có thể là trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến ​​diễn ra vào mùa thu.

Bailey cho biết: “Lạm phát đang trên đường giảm xuống gần mục tiêu 2% của chúng tôi trong vài tháng tới. Chúng ta cần có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ ở mức thấp trước khi có thể cắt giảm lãi suất. Tôi lạc quan rằng mọi việc đang đi đúng hướng.”

Chính sách của BoE đang bị giám sát ngày càng chặt chẽ khi chính phủ hy vọng việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp họ có lợi thế trước cuộc bầu cử. Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt đã nhiều lần đề cập đến khả năng cắt giảm lãi suất, nói rằng điều này sẽ mang lại cho cử tri lợi thế trước cuộc tổng tuyển cử ở Vương quốc Anh vào mùa thu.

Các quan chức BoE ước tính lạm phát ở Anh sẽ giảm xuống mục tiêu 2% trong quý II do giá năng lượng giảm và sau đó tăng nhẹ hơn so với ước tính vào cuối năm. Tuy nhiên, các yếu tố biến động như rủi ro địa chính trị cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Lạm phát ở Vương quốc Anh đã giảm sâu hơn dự báo, một dấu hiệu rõ ràng rằng BoE sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6 hoặc tháng 8.

Ngân hàng cho biết trong biên bản cuộc họp: “Lập trường thắt chặt của chính sách tiền tệ đang đè nặng lên hoạt động của nền kinh tế”.

BoE cũng điều chỉnh định hướng chính sách của mình. Họ giữ nguyên quan điểm rằng “chính sách có thể vẫn còn thắt chặt ngay cả khi lãi suất giảm” và nói thêm rằng họ sẽ theo dõi “các dữ liệu sắp tới và kỳ vọng các rủi ro từ lạm phát kéo dài đang giảm dần”.

Nhận xét đó sẽ làm thị trường chú ý hơn đến dữ liệu lạm phát và tiền lương, được công bố trước cuộc họp tiếp theo của ngân hàng vào ngày 20/6. Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát có thể sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2% vào lúc đó, tăng khả năng BoE cắt giảm lãi suất.

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8 nhưng có thể sẽ không cắt giảm thêm trong năm 2024 sau khi chỉ số lạm phát mạnh hơn dự kiến ​​ở cả Mỹ và Anh. Bailey trong những tuần gần đây đã chỉ ra rằng nền kinh tế Anh đang theo dõi eurozone nhiều hơn Mỹ và ECB dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới.

Kirstine Kundby-Nielsen, chiến lược tại Ngân hàng Danske ở Copenhagen, cho biết kỳ vọng vào việc BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6 đang rất cao, tuy nhiên vẫn chưa thể nói trước rằng BoE chắc chắn sẽ hành động vào thời điểm này.

BoE có thể cắt giảm lãi suất sớm hơn Fed và cùng thời điểm với ECB. ECB đã đưa ra tín hiệu mạnh mẽ rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Riksbank của Thụy Điển đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2016 vào thứ Tư.

Việc giữ nguyên lãi suất theo dự báo của BoE sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến lên 5.9% vào cuối năm 2026, cao hơn nhiều so với mức 4.3% của hiện tại.

Về nền kinh tế, BoE ước tính rằng cuộc suy thoái đã kết thúc và nền kinh tế sẽ tăng trưởng 0.5% trong năm nay và 1% vào năm 2025, cao hơn dự báo hồi tháng 2 là 0.25% và 0.75%.

Các quan chức cũng dự báo mức sống sẽ được cải thiện đáng kể, lương sẽ tăng trưởng 5.25% trong năm nay, cao hơn nhiều so với lạm phát. Thu nhập thực tế của hộ gia đình sau thuế hiện sẽ tăng 1.75% trong năm nay, cao hơn mức trung bình giai đoạn 2010-2019.

Ngân hàng cũng cho biết các chỉ số chính về lạm phát đang giảm ổn định, mặc dù lạm phát lương và dịch vụ vẫn còn quá cao. MPC cho biết có những dấu hiệu thị trường lao động đang nới lỏng hơn thời kỳ đại dịch.

Tuy nhiên, MPC vẫn chưa thống nhất được về việc có thể giảm lãi suất trong bao lâu. Catherine Mann, Jonathan Haskel và Megan Greene không hoàn toàn ủng hộ việc cắt giảm lãi suất vội vàng, với lý do tiền lương tăng trưởng mạnh và lạm phát dịch vụ tăng.

Yael Selfin, Chuyên gia kinh tế tại KPMG UK, cho biết: “Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên có thể diễn ra ngay trong tháng tới. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng BoE sẽ trì hoãn sang nửa cuối năm nay, quy mô nới lỏng sẽ đặc biệt phụ thuộc vào những diễn biến của lạm phát.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

Phố Wall đang tăng mạnh, với S&P 500 đạt mức cao kỷ lục và vốn hóa thị trường tăng gần 10 nghìn tỷ USD kể từ tháng Tư, nhờ lạm phát hạ nhiệt, chính sách ôn hòa hơn từ Fed và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối lại phản ánh lo ngại về rủi ro cấu trúc và bất ổn chính trị, tạo nên một giai đoạn phân kỳ nơi chỉ một bên có thể đúng.
Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng

Dù xung đột bùng phát ở Trung Đông, thị trường Mỹ dường như chẳng mảy may bận tâm. Chỉ số S&P 500 vẫn đều đặn leo cao, bất chấp loạt cú sốc từ địa chính trị, chính sách thuế quan, cho tới nỗi lo về thị trường nhà ở. Điều gì đang đứng sau sự vững vàng đến khó tin này?