BoC cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, báo hiệu sẽ hành động nhẹ tay hơn vào thời gian tới

BoC cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, báo hiệu sẽ hành động nhẹ tay hơn vào thời gian tới

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

22:17 11/12/2024

BoC đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 50 bps lần thứ 2 liên tiếp. Tuy nhiên, trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách đã ám chỉ rằng họ có thể sẽ thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ với tốc độ chậm hơn.

BoC đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản xuống còn 3.25% vào tối ngày hôm nay. Đặc biệt, trong tuyên bố lần này, họ đã loại bỏ tuyên bố từng xuất hiện trong các biên bản cuộc họp trước đó. Cụ thể, trước đây BoC thường nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục giảm lãi suất nếu các dự báo kinh tế cho phép. Giờ đây, BoC cho biết họ sẽ dựa vào dữ liệu nhiều hơn để cân nhắc việc cắt giảm lãi suất. USDCAD giảm mạnh sau tin.

Thống đốc BoC Macklem cho biết: "Do lãi suất chính sách hiện đã thấp hơn đáng kể, chúng tôi dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn nếu nền kinh tế tăng trưởng như mong đợi. Thay vì cam kết giảm thêm lãi suất trong tương lai, BoC sẽ xem xét cẩn thận từng bối cảnh cụ thể trong mỗi cuộc họp để quyết định có nên giảm nữa hay không”.

Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, BoC đã hạ lãi suất tổng cộng 175 điểm cơ bản, trở thành một trong những ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất mạnh mẽ nhất thế giới. Các nhà hoạch định chính sách của Canada đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho các mức thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Canada do Tổng thống Donald Trump đe dọa.

Với các đợt giảm lãi suất mạnh và liên tiếp, BoC hiện đang duy trì mức lãi suất thấp hơn Fed tới 150 điểm cơ bản – mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 1997. Sự khác biệt này đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu gần đây của đồng CAD, khi nhà đầu tư chuyển dòng vốn sang Mỹ để tận dụng lãi suất cao hơn, tạo áp lực giảm giá lên đồng tiền quốc gia.

Mặc dù BoC dự báo lạm phát sẽ duy trì ổn định gần mức mục tiêu 2% trong vài năm tới, nhưng một số yếu tố có thể làm thay đổi triển vọng kinh tế. Các chính sách như giảm mục tiêu nhập cư, kỳ nghỉ thuế bán hàng kéo dài hai tháng và nguy cơ thuế quan từ Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Việc giảm số lượng nhập cư có thể làm chậm tăng trưởng dân số, trong khi kỳ nghỉ thuế bán hàng sẽ tạm thời giảm lạm phát nhưng có thể gây ra sự tăng giá sau khi chính sách kết thúc. Thêm vào đó, các khoản thuế quan từ Mỹ có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu và làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng Canada.

Chính phủ Canada, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Justin Trudeau sẽ tạm ngừng thuế bán hàng đối với một số sản phẩm từ giữa tháng 12, dự kiến giúp giảm lạm phát xuống khoảng 1.5% vào tháng 1. Tuy nhiên, tác động giảm lạm phát này sẽ chỉ mang tính tạm thời, khi chương trình kết thúc vào giữa tháng 2. Đồng thời, việc giảm mục tiêu nhập cư cũng dự báo sẽ làm chậm tăng trưởng dân số, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế khi lực lượng lao động và nhu cầu tiêu dùng giảm sút.

Avery Shenfeld, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada, cảnh báo rằng nếu không có một chính sách tài khóa mạnh mẽ vào năm 2025, nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục đối mặt với sự tăng trưởng chậm và khoảng cách lớn giữa tiềm năng và thực tế. Trong bối cảnh này, việc duy trì chính sách tiền tệ kích thích, với các biện pháp như lãi suất thấp, có thể là cần thiết để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn trì trệ. Do đó, ông kỳ vọng BoC sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách, đưa lãi suất điều hành xuống 2.25% vào giữa năm 2025.

Karl Schamotta, chiến lược gia cấp cao tại Corpay, chỉ ra rằng rủi ro đối với CAD hiện nay là bất đối xứng, với khả năng tác động tiêu cực lớn hơn so với những tín hiệu tích cực. Các nhà giao dịch đã phản ánh những yếu tố bất lợi vào tỷ giá hối đoái của đồng đô la Canada, chuẩn bị tinh thần cho việc chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Canada tiếp tục mở rộng. Do đó, tác động của những tin xấu đối với đồng CAD có thể không còn mạnh mẽ như trước, vì thị trường đã kỳ vọng và tính toán những yếu tố tiêu cực này.

Schamotta nói thêm rằng “Sự cải thiện về các yếu tố cơ bản trong nước hoặc sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ có thể giúp sức mạnh của CAD được cải thiện trong năm tới”.

Stephen Brown từ Capital Economics nhận xét rằng BoC đã thực hiện một thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận chính sách tiền tệ của mình. Trong thông báo mới nhất, BoC đã thay thế câu tuyên bố trước đó rằng họ "kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm lãi suất chính sách" bằng cam kết mơ hồ hơn, rằng họ sẽ "đánh giá nhu cầu cắt giảm thêm lãi suất chính sách" tại mỗi cuộc họp. Sự thay đổi này xảy ra sau khi đợt cắt giảm 50 điểm cơ bản gần đây đưa lãi suất chính sách về phạm vi trung lập (2.25% đến 3.25%). Điều này cho thấy rằng mặc dù BoC không còn cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất mạnh mẽ, nhưng ngân hàng vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục cắt giảm nếu tình hình kinh tế không có sự cải thiện đáng kể.

BoC nhận định rằng thị trường lao động đang có dấu hiệu yếu đi, với số lượng người tìm việc vẫn tăng nhưng không đủ để lấp đầy các vị trí công việc, dẫn đến sự mất cân đối trong thị trường lao động. Mặc dù các biện pháp giảm lãi suất đã thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và hoạt động bất động sản, giúp nền kinh tế có sự kích thích ngắn hạn, nhưng tăng trưởng tổng thể trong quý ba lại bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút trong đầu tư kinh doanh, sự chững lại trong hàng tồn kho và tình trạng xuất khẩu yếu. Những yếu tố này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, dù chính sách tiền tệ nới lỏng đã có những tác động tích cực trong một số lĩnh vực.

Thống đốc Tiff Macklem khẳng định rằng chính sách tiền tệ hiện tại không cần duy trì ở mức "thắt chặt", tức là lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát. Thay vào đó, BoC đang hướng tới việc thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, giúp nền kinh tế hấp thụ năng lực dư thừa và duy trì lạm phát ổn định gần mức mục tiêu 2%. Điều này phản ánh sự linh hoạt trong chính sách của họ, nhằm vừa kích thích tăng trưởng vừa đảm bảo ổn định giá cả trong nền kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ