Bảng Anh tăng giá, thúc đẩy bởi kỳ vọng về thoả hiệp của UK trong đàm phán Brexit
19:27 02/06/2020
Đồng Bảng Anh đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng khi có báo cáo cho biết Anh sẵn sàng thỏa hiệp với EU về các điều khoản thương mại vào thứ Ba.
GBP/USD tăng 0.6% lên 1.2575, mức cao nhất kể từ 01/05, chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng Tư.
Sterling tăng 0.5% so với euro, tỷ giá EUR/GBP có lúc chạm 0.8866 trong phiên hôm nay.
Anh dự kiến sẽ thỏa hiệp các quy tắc về thủy hải sản và thương mại, với điều kiện EU nới lỏng các yêu cầu về liên kết pháp lý và quy định về đánh bắt thủy sản, theo London Times, trích dẫn các nguồn tin cấp cao từ Brussels.
“Nếu nguồn tin trên được xác thực, những bước tiến của cuộc đàm phán sẽ là một phần của những tin tức tốt trước khi hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra vào 18 - 19/06 khi các nguyên thủ quốc gia thuộc liên minh châu Âu sẽ đánh giá những vòng đàm phán hậu Brexit”, theo ông Valentin Marinov, trưởng bộ phân nghiên cứu G10 tại Credit Agricole.
Trước khi các nhà đàm phán của Anh và liên minh châu Âu tiến vào vòng đàm phán cuối cùng trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào tháng này, thị trường gia tăng đồn đoán Anh sẽ kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào 31/12 mà không có thỏa thuận thương mại tự do nào, gây ra sự bất ổn cho các doanh nghiệp.
Giá nhà tại Anh đã giảm sâu nhất trong hơn một thập kỷ kể từ các lệnh cách ly đã đóng cửa thị trường nhà đất, theo Nation Worldwide Society
Thủ tướng Boris Johnson đang lên kế hoạch tái thiết lập chương trình nghị sự của chính phủ với một bài phát biểu quan trọng và một báo cáo tài chính để chuẩn bị cho một thực tế mới hậu Covid-19.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống còn 0.21%
Góc nhìn kỹ thuật:
Theo chỉ báo Bloomberg Trender, cặp GBP/USD đã chuyển sang bullish vào thứ Hai, khi Cable tạo Bar thứ 6 của thiết lập DeMark. Các mốc kháng cự quan trọng:
Kháng cự thứ nhất: 1.2575, mức cao nhất trong phiên
Hỗ trợ thứ nhất: 1.2467, mức cao nhất ngày 08/05
EUR/GBP bước vào nhịp điều chỉnh sâu, theo sau là cụm nến "Advance Block" (theo đồ thị tuần), báo hiệu sự đảo chiều sắp xảy ra; hiện tại cặp tiền này đang kiểm tra lại mức hỗ trợ tại các đường trung bình ngắn và có khả năng sẽ còn dư địa giảm. Mức hỗ trợ đầu tiên: 0.8962 - đường tín hiệu (conversion line)
Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Thị trường đã khá hài lòng khi thỏa thuận của Mỹ với Trung Quốc được đưa ra. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, sự tự tin đang giảm mạnh và lạm phát đang gia tăng.
Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Đồng USD giảm sau khi Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ do lo ngại nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD. Căng thẳng thương mại gia tăng và chính sách thuế chưa rõ ràng tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Trong khi đó, các đồng tiền trú ẩn như yen và franc Thụy Sĩ tăng giá nhẹ.
Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.