USDJPY tiếp cận 150 sau báo cáo lạm phát nóng tại Mỹ

USDJPY tiếp cận 150 sau báo cáo lạm phát nóng tại Mỹ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:30 13/10/2023

USDJPY đang tiến gần đến mức tâm lý quan trọng 150 khi chênh lệch lợi suất Nhật-Mỹ nới rộng sau dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến.

Cặp tiền chỉ cách mức này khoảng 20 pip trước những suy đoán rằng chính quyền Nhật Bản sẽ can thiệp nếu JPY đột ngột suy yếu. Theo một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản, G7 đã tái khẳng định lập trường của mình rằng biến động tỷ giá quá mức là có vấn đề, trong cuộc họp hôm thứ Năm tại Maroc.

Theo Yuta Suzuki, phó chủ tịch MUFG Bank tại New York, “sự chú ý đang được tập trung vào 150. Các nhà đầu tư có thể không mua USDJPY trên 150 chủ yếu vì lo ngại can thiệp.”

USDJPY hiện giao dịch quanh mức 149.74 sau khi tăng 0.9% trong ba ngày qua.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh sau báo cáo CPI vượt dự báo càng làm gia tăng khoảng cách giữa lợi suất của Mỹ và Nhật Bản, gây áp lực lên đồng Yên. JPY là một trong những đồng tiền yếu nhất thế giới trong năm nay do lợi suất cao hơn ở những nơi khác đã hút tiền khỏi Nhật Bản.

Sau khi chạm 150 lần đầu tiên sau gần một năm vào ngày 3/10, cặp tiền đột giảm mạnh về 147,43, dấy lên suy đoán về can thiệp. Các quan chức Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa xác nhận liệu họ có tham gia vào thị trường hay không, mặc dù những ước tính ban đầu cho thấy đó không phải là hành động của họ.

Đối với chính quyền Nhật Bản, điều quan trọng nhất là biến động mạnh của JPY. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết vào ngày 3/10 rằng ông sẽ không đánh giá khả năng can thiệp bằng mức của tỷ giá, mà thông qua biến động. Sau đó, ông nói vào ngày 6/10 rằng biến động một chiều có thể đang đi quá xa.

Dù USDJPY đang tiến gần đến kháng cự quan trọng, biến động ngụ ý trong hai tuần của cặp tiền vẫn ở gần mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ