Trước thềm bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ: Tại sao đồng Dollar có thể tăng trong bất kỳ viễn cảnh nào?

Trước thềm bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ: Tại sao đồng Dollar có thể tăng trong bất kỳ viễn cảnh nào?

14:29 06/08/2021

Đạt it hơn một nửa so với kỳ vọng ban đầu - đó là những gì báo cáo việc làm ADP trong tháng 7 thể hiện. Chỉ với 330,000 công việc mới so với con số 695,000 dự kiến, các nhà đầu tư đã lưu ý và giảm kỳ vọng của họ cho Bảng lương phi nông nghiệp chính thức vào thứ Sáu. Tuy nhiên, số liệu ADP có thể sai.

Trước thềm bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ: Tại sao đồng Dollar có thể tăng trong bất kỳ viễn cảnh nào?
Trước thềm bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ: Tại sao đồng Dollar có thể tăng trong bất kỳ viễn cảnh nào?

Kỳ vọng về Bảng lương phi nông nghiệp

Kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng nổ, mối tương quan giữa số liệu thống kê bảng lương ADP và NFP đã không còn chặt chẽ. Vào tháng 6, dữ liệu ADP công bố mức tăng trưởng việc là 692K trong khi dữ liệu của NFP ở mức 850K - một mức chênh lệch đáng kể. Vào tháng 5, ADP đã có số liệu khá "bom tấn" 978K trong khi số liệu thống kê của chính phủ chỉ có 559K.

Số liệu ADP có lại xuống mức thấp như hồi tháng 6 không? Điều này sẽ chỉ được biết vào thứ Sáu, nhưng các dữ liệu khác liên quan có vẻ tích cực hơn. Cấu phần Việc làm của Chỉ số quản lý Mua hàng Sản xuất ISM đã tăng từ 49.9 điểm lên 52.9 điểm trong tháng Bảy, phản ánh sự hồi phục. Bất kỳ con số nào trên 50 đều là có ý nghĩa tích cực. 

Chỉ số PMI Dịch vụ ISM - đại diện cho một lĩnh vực dịch vụ rông hơn - cho thấy mức tăng lớn hơn, với cấu phần việc làm nhảy vọt từ 49.3 lên 53.8 điểm. Các cuộc khảo sát kinh doanh được thực hiện khá tích cực và đưa ra những manh mối về việc gia tăng việc làm

Lĩnh vực dịch vụ tuyển dụng mở rộng trở lại

Lịch kinh tế cũng đã chỉ ra mức tăng 880,000 vị trí trong báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp chính thức cho tháng Bảy vào thứ Sáu . Như đã mô tả ở trên, ước tính thực có thể thấp hơn sau báo cáo ADP. Điều đó có nghĩa là ngay khi dữ liệu thực thấp hơn dự kiến một chút - có lẽ thấp nhất là 750,000 - cũng sẽ được coi là không đạt kỳ vọng

Mặc dù những khác biệt này có vẻ đáng kể, nhưng chúng ta cũng cần nhớ rằng, sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch vẫn còn khá chậm chạp và đầy bất ngờ

Dưới đây là các số liệu trong sáu tháng qua, phản ánh sự sai lệch đáng kể giữa kỳ vọng và thực tế 

Vị thế thị trường 

Chủ đề nóng nhất đối với thị trường tài chính là thời điểm Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm kế hoạch mua trái phiếu của mình. Ngân hàng giảm mua càng sớm thì việc tăng lãi suất càng sớm. Sau thông điệp tương đối nhẹ nhàng từ Chủ tịch Fed Jerome Powell trong quyết định lãi suất mới nhất, Phó Chủ tịch Richard Clarida đã gây ra một số hoang mang trên thị trường.

Ông cho biết rủi ro lạm phát đang tăng lên. Ông dự đoán mức tăng việc làm mạnh mẽ với tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.8%  như một yếu tố thúc đẩy Fed. Có vẻ như Fed đã tiến gần tớ mục tiêu về việc làm để có thể thu hẹp các kích thích

Ngay cả khi dữ liệu NFP không đạt được một con số mạnh mẽ, các thị trường đã trở nên lo lắng hơn và sợ rủi ro hơn - một tâm trạng ủng thúc đẩy đô la Mỹ. Trong hoàn cảnh này, một dữ liệu tiêu cực bất ngờ sẽ làm nền tảng cho đồng bạc xanh. Dữ liệu ADP đạt dưới mức 400,000 việc làm có nghĩa là nền kinh tế Mỹ đang chậm lại mạnh và có thể kéo thế giới đi xuống, kích hoạt dòng chảy vào đồng đô la như một trú ẩn an toàn.

Nhìn chung, đồng bạc xanh chỉ có khả năng giảm nếu mức tăng việc làm thấp hơn đáng kể so với ước tính, nhưng không phải là thảm họa.

Kết luận 

Bảng lương phi nông nghiệp của tháng 7 hiện được kỳ vọng thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu sau báo cáo ADP. Với tâm trạng thị trường bất ổn, thị trường sẽ sớm thấy nhịp tăng của đồng dollar bất kể kết quả thế nào.

Fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ