Trung Quốc tung "phao cứu sinh" kinh tế, thị trường phản ứng tích cực

Trung Quốc tung "phao cứu sinh" kinh tế, thị trường phản ứng tích cực

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

12:06 27/09/2024

Cổ phiếu Trung Quốc và châu Âu khởi sắc sau cam kết thúc đẩy đầu tư từ Bộ Chính trị

Lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tạo động lực cho thị trường với kỳ vọng về các biện pháp can thiệp mới. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố gói kích thích tiền tệ lớn nhất kể từ đại dịch COVID-19.

Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã cam kết vào thứ Năm sẽ "phát hành và sử dụng" TPCP nhằm tối ưu hóa "vai trò dẫn dắt của đầu tư công". Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia từ Morgan Stanley, việc Bộ Chính trị tổ chức phiên họp kinh tế bất thường vào tháng 9 phản ánh "mức độ khẩn cấp gia tăng" trước áp lực giảm phát đang ngày càng lớn. Tuy nhiên, họ nhận định chính phủ Trung Quốc dường như chưa đến mức phải áp dụng chính sách "bằng mọi giá" đối với nền kinh tế.

Các báo cáo từ phương tiện truyền thông nhà nước về cuộc họp không đề cập đến con số cụ thể cho gói kích thích tài khóa đề xuất, cũng như không xác nhận liệu có vượt quá kế hoạch hiện tại về phát hành trái phiếu dài hạn của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương trong năm nay hay không.

"Chúng ta cần tăng cường điều chỉnh chống chu kỳ của chính sách tài khóa và tiền tệ," hãng thông tấn nhà nước Xinhua trích dẫn lời các quan chức.

Chỉ số cổ phiếu CSI 300 của Trung Quốc đóng cửa tăng 4.3% vào thứ Năm, đưa chỉ số này vào vùng dương trong năm. Chỉ số Hang Seng Mainland Properties, theo dõi các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong, bứt phá với mức tăng 16%.

Winnie Wu, Chiến lược gia tại Bank of America, nhận định: "Việc nới lỏng tài khóa này là một động thái tích cực. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động và tạo ra nhu cầu, chính phủ sẽ cần tăng đòn bẩy. Tuy nhiên, chúng ta cần đợi các số liệu cụ thể... Nếu biện pháp này chưa đủ, tôi dự đoán sẽ có thêm các động thái tiếp theo trong những tháng tới."

Thị trường chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận đà tăng, với chỉ số Stoxx 600 toàn khu vực tăng 1%. DAX của Frankfurt tăng 1.2%, trong khi CAC 40 của Paris tăng 1.4%. Các lĩnh vực ô tô và hàng xa xỉ - vốn có chịu ảnh hưởng mạnh với thị trường Trung Quốc - của những sàn giao dịch này đều ghi nhận diễn biến tích cực.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng ghi nhận đà tăng khi mở cửa tại New York, với chỉ số S&P 500 tăng 0.7% và Nasdaq Composite tăng 1.3%.

Tuyên bố của Bộ Chính trị tiếp nối loạt biện pháp được công bố trong tuần này bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và các cơ quan quản lý tài chính, bao gồm cắt giảm lãi suất và bơm hàng tỷ đô la để hỗ trợ thị trường chứng khoán cũng như khuyến khích hoạt động mua lại cổ phiếu.

Các động thái này, kết hợp với các biện pháp nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản đang gặp khủng hoảng của Trung Quốc, đã thúc đẩy thị trường chứng khoán của nước này tăng điểm, khi các nhà đầu tư đặt cược vào sự can thiệp mạnh mẽ hơn của nhà nước đối với thị trường cổ phiếu.

Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa công bố một "đòn bẩy" tài khóa quy mô lớn như đã từng thực hiện trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Điển hình là gói kích thích 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 570 tỷ USD) vào năm 2008, vốn đã châm ngòi cho một làn sóng tăng trưởng lan tỏa khắp nền kinh tế toàn cầu.

Chính phủ đã lên kế hoạch phát hành khoảng 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ TPCP dài hạn và trái phiếu chính quyền địa phương cho mục đích đặc biệt trong năm nay. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn này đã được phân bổ cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoặc các dự án khác.

Các nhà kinh tế ước tính rằng, với quy mô GDP hiện tại lớn hơn nhiều so với năm 2008, Trung Quốc sẽ cần chi tiêu tới 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ trong hai năm để phục hồi hoàn toàn nền kinh tế. Đáng chú ý, họ đề xuất định hướng nguồn vốn này vào các hộ gia đình thay vì các dự án cơ sở hạ tầng hoặc công nghiệp quy mô lớn.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ rơi vào vòng xoáy giảm phát toàn diện, khi sự suy thoái của thị trường bất động sản tiếp tục gây áp lực lên tiêu dùng nội địa, bất chấp đầu tư vào sản xuất đang gia tăng.

Homin Lee, Chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Lombard Odier, nhận định: "Để phục hồi hiệu quả nền kinh tế Trung Quốc, cần thực hiện một trong hai phương án: hoặc là làm suy yếu đáng kể đồng nội tệ, hoặc là triển khai gói kích thích tài khóa quy mô lớn."

Cuộc họp Bộ Chính trị cam kết sẽ cung cấp thêm hỗ trợ cho các nhà phát triển và chủ sở hữu bất động sản, nhấn mạnh rằng chính phủ nên "thúc đẩy thị trường bất động sản chấm dứt đà giảm và ổn định".

Bên cạnh đó, cuộc họp cũng xác định các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm nhu cầu về các chính sách kích thích tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho tầng lớp trung lưu và người có thu nhập thấp, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất.

Các nhà hoạch định chính sách được yêu cầu tập trung đảm bảo việc làm cho "các nhóm trọng điểm", bao gồm sinh viên tốt nghiệp đại học, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và "những người mới thoát nghèo".

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ