Trung Quốc đặt mục tiêu GDP khoảng 5% bất chấp thuế quan của Mỹ

Trung Quốc đặt mục tiêu GDP khoảng 5% bất chấp thuế quan của Mỹ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:06 05/03/2025

Theo Bloomberg News, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% cho năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ có thể phải tung ra các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn do đang có nhiều những thách thức nội tại như giảm phát kéo dài và khủng hoảng bất động sản.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% vào sáng thứ Tư khi trình bày báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh. Đây là năm thứ ba liên tiếp Bắc Kinh duy trì mục tiêu này, tuy nhiên sẽ không hề dễ dàng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc duy trì đà tăng trưởng như kỳ vọng.

Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc trong năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia này đối mặt với nhiều thách thức. Chỉ một ngày trước đó, Donald Trump đã áp thêm thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, đe dọa động lực xuất khẩu – lĩnh vực đóng góp gần một phần ba mức tăng trưởng kinh tế năm ngoái. Nền kinh tế nước này đang trên đà ghi nhận chuỗi giảm phát dài nhất kể từ những năm 1960, làm gia tăng rủi ro trì trệ khi nhu cầu tiêu dùng suy yếu. Trong khi đó, khủng hoảng bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy, gây áp lực lên niềm tin của nhà đầu tư và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Những yếu tố này đặt ra bài toán khó cho Bắc Kinh trong việc duy trì mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.

Đồng thời, Trung Quốc đặt mục tiêu thâm hụt tài khóa năm nay ở mức khoảng 4% GDP, mức cao nhất trong hơn ba thập kỷ.

Với mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5%, các quan chức Trung Quốc sẽ phải triển khai các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ cần đẩy mạnh chi tiêu công để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đang suy yếu.

Chính phủ Trung Quốc nhận thức được rằng nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ giảm phát kéo dài. Họ đã hạ mục tiêu lạm phát tiêu dùng chính thức xuống khoảng 2%, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Trước đây, mục tiêu này thường được coi là mức trần, nhưng nay việc đạt được lạm phát cao hơn lại trở thành một thách thức. Trong hai năm qua, lạm phát tiêu dùng chỉ đạt 0.2%, cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với rủi ro giảm phát kéo dài. Trước tình hình này, ngày càng có nhiều nhà kinh tế kêu gọi chính phủ xem mục tiêu lạm phát là một ràng buộc chính sách, yêu cầu các biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy giá cả và kích thích tiêu dùng.

Báo cáo sắp tới của Thủ tướng Lý Cường, được trình bày trước hàng nghìn đại biểu tại Đại lễ đường Nhân dân, dự kiến sẽ cung cấp những manh mối quan trọng về kế hoạch kích thích tài khóa và tiền tệ của chính phủ Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, các biện pháp hỗ trợ từ Bắc Kinh có thể tác động mạnh đến giá hàng hóa toàn cầu và lạm phát. Giới quan sát đang chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn về cách Trung Quốc sẽ ứng phó với giảm phát, khủng hoảng bất động sản và áp lực từ thuế quan Mỹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường châu Á tăng điểm thận trọng giữa căng thẳng thuế quan và mùa báo cáo lợi nhuận tại Mỹ

Thị trường châu Á tăng điểm thận trọng giữa căng thẳng thuế quan và mùa báo cáo lợi nhuận tại Mỹ

Cổ phiếu châu Á tăng nhẹ khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả đàm phán thương mại và mùa báo cáo lợi nhuận tại Mỹ. Giá dầu giảm, đồng USD ổn định, trong khi lợi suất trái phiếu Nhật tăng mạnh trước bầu cử. Thị trường thận trọng trước hạn áp thuế 1/8 và dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
EU cảnh báo trả đũa thuế quan của Trump, nhiều quốc gia chạy đua trước hạn chót 1/8

EU cảnh báo trả đũa thuế quan của Trump, nhiều quốc gia chạy đua trước hạn chót 1/8

Liên minh châu Âu cảnh báo sẽ áp dụng biện pháp trả đũa nếu không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ trước ngày 1/8, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 30% lên hàng nhập khẩu từ EU và Mexico. Trong khi các nước như Hàn Quốc, Mexico và Canada đang gấp rút đàm phán để tránh đòn thuế, châu Âu đứng trước nguy cơ trả đũa lẫn tổn thất kinh tế sâu rộng. Các ngành công nghiệp từ rượu vang Ý đến xuất khẩu công nghiệp Đức đều chịu sức ép lớn, còn thị trường tài chính châu Âu phản ứng tiêu cực.
Dự báo kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý II, áp lực gia tăng lên chính sách kích thích

Dự báo kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý II, áp lực gia tăng lên chính sách kích thích

Tăng trưởng GDP Trung Quốc quý II được dự báo giảm xuống 5.1%, kéo theo lo ngại về đà phục hồi yếu trong nửa cuối năm do xuất khẩu suy yếu, giảm phát và niềm tin tiêu dùng thấp. Dù Bắc Kinh đã tăng chi tiêu và nới lỏng tiền tệ, giới phân tích cho rằng các biện pháp hiện tại là chưa đủ. Cuộc họp Bộ Chính trị cuối tháng 7 được kỳ vọng sẽ mang lại định hướng mới, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với áp lực giảm tốc dài hạn và thách thức cân bằng giữa ổn định việc làm và cải cách cung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ