Trump trở lại: Tương lai nào cho nền dân chủ của Mỹ?

Trump trở lại: Tương lai nào cho nền dân chủ của Mỹ?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:03 30/10/2024

Nếu Donald Trump tái đắc cử, ảnh hưởng của ông sẽ không chỉ giới hạn ở nước Mỹ mà còn lan rộng ra toàn cầu. Với sức mạnh mới, ông có thể thúc đẩy các chính sách dân túy cực hữu và thậm chí là các biện pháp độc tài, gây nguy cơ suy giảm các giá trị dân chủ.

Một nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump sẽ mang ý nghĩa gì cho Mỹ và thế giới? Những người lạc quan có thể chỉ ra rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông, dù gây ra nhiều tranh cãi, nhưng chẳng để lại gì đáng kể. Ông đã điều hành theo cách truyền thống hơn nhiều người lo ngại. Hơn nữa, cuối cùng, ông đã bị Joe Biden đánh bại và phải rời khỏi ghế tổng thống. Đúng là ông ra đi trong tâm trạng bất mãn, nhưng điều đó cũng không quá bất ngờ. Ông vẫn đã rời đi. Vậy tại sao điều này không thể lặp lại nếu ông ấy thắng cử nhiệm kỳ thứ hai?

Trump thường đưa ra những lời hứa lớn lao nhưng thiếu tính thực tế và khó thực hiện. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, một trong những lời hứa nổi bật của ông là xây dựng một bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico và cam kết rằng Mexico sẽ chi trả chi phí xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế, kế hoạch này không thành công, không có bức tường nào hoàn chỉnh và cũng không có khoản chi nào từ phía Mexico. Trong lần tranh cử này, Trump lại hứa hẹn thực hiện một chiến dịch trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, thực hiện điều này sẽ gặp phải những thách thức lớn. Chiến dịch sẽ rất tốn kém và gây tranh cãi mạnh mẽ. Ngoài ra, thực tế việc xử lý hàng triệu người bị trục xuất và đưa họ đi đâu cũng là một câu hỏi lớn mà chưa có câu trả lời rõ ràng, thể hiện sự thiếu khả thi của kế hoạch này.

Thậm chí, đề xuất của Trump về việc tăng thuế quan để loại bỏ thuế thu nhập còn vô lý hơn. Theo phân tích của các chuyên gia Kimberly Clausing và Maurice Obstfeld, dù Mỹ có áp mức thuế quan cực cao là 50% lên hàng hóa, số tiền thu được cũng sẽ chỉ bằng khoảng 40% doanh thu từ thuế thu nhập hiện tại. Điều này có nghĩa là chính phủ sẽ mất đi phần lớn nguồn thu từ thuế thu nhập, gây ra thiếu hụt ngân sách nghiêm trọng. Việc thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu quan trọng của chính phủ, đặc biệt là các khoản trợ cấp mà nhiều cử tri lớn tuổi phụ thuộc vào, như chăm sóc sức khỏe hoặc an sinh xã hội.

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể nguy hiểm hơn nhiệm kỳ đầu tiên, vì lúc này ông có nhiều quyền lực và sự trung thành hơn trong đảng Cộng hòa. Trước đây, khi Trump trúng cử lần đầu vào năm 2016, ông không có nhiều kinh nghiệm và buộc phải thuê các nhân viên không hoàn toàn ủng hộ hoặc theo đuổi mục tiêu của mình. Tuy nhiên, hiện tại, đảng Cộng hòa đã trở thành một khối trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào Trump và chấp nhận ông là người định nghĩa sự thật, như cách ông tuyên bố về kết quả bầu cử năm 2020. Hơn nữa, dự án "2025" của Quỹ Heritage đã xây dựng kế hoạch kiểm soát và hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang, trong khi Tòa án Tối cao đã khẳng định tổng thống được bảo vệ khỏi luật hình sự trong các "chức năng chính thức". Những yếu tố này tạo điều kiện để Trump cảm thấy mình được minh oan sau các tranh cãi trước đó và có thể trở nên mang tính trả thù.

Line chart of US polling: view of foreign trade (% of each party's respondents) showing Republicans are evenly divided on trade while Democrats are in favour

Nếu Trump tái đắc cử, những mối nguy hiểm tiềm tàng sẽ hiện ra rõ rệt. Ông có thể gia tăng thâm hụt ngân sách của Mỹ, dẫn đến tình trạng tài chính không bền vững, đồng thời gây áp lực lên Fed để giữ lãi suất thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù điều này có thể kích thích lạm phát. Việc bổ nhiệm những người trung thành vào các vị trí quan trọng như Bộ Tư pháp hay các cơ quan tình báo sẽ cho phép ông thực hiện các cuộc truy tố chống lại những người bị xem là kẻ thù mà không gặp rào cản. Hơn nữa, khả năng ân xá cho những kẻ tham gia cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 cùng với việc tự ý tuyên bố thiết quân luật có thể dẫn đến việc ông nắm giữ quyền lực vượt ra ngoài giới hạn của pháp luật.

Ngoài ra, Trump có khả năng tiến hành một cuộc chiến thương mại mà không gặp phải sự phản đối, ngay cả với Canada và Mexico, dẫn đến căng thẳng kinh tế đáng kể giữa các quốc gia láng giềng. Với tư cách là tổng tư lệnh, Trump có thể làm cho các cam kết của NATO trở nên vô nghĩa, từ chối can thiệp quân sự vào các cuộc xung đột, điều này sẽ làm suy yếu tính liên kết của liên minh quân sự này và ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Ông cũng có thể rút khỏi các thỏa thuận khí hậu quốc tế, gây tổn hại đến các nỗ lực toàn cầu trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, trong khi làm khó khăn cho các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.

Những hành động này sẽ làm xói mòn các mối quan hệ quốc tế và làm suy yếu các thể chế toàn cầu. Tuy nhiên, tác động gián tiếp có lẽ còn nghiêm trọng hơn; sự trở lại của Trump có thể kích thích các phong trào dân túy cánh hữu ở châu Âu, dẫn đến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc và phân cực chính trị. Mỹ, từng là biểu tượng của nền dân chủ trong thế kỷ 20, dưới sự kiểm soát của Trump, có thể khiến cán cân toàn cầu nghiêng về phía các giá trị phi dân chủ. Dù Mỹ không hoàn hảo, nhưng nước này vẫn là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác về trật tự dân chủ dựa trên pháp luật. Kịch bản Trump tái đắc cử sẽ không chỉ tạo ra những thay đổi trong chính sách mà còn có thể làm tổn hại đến uy tín và sự ổn định của nền dân chủ tự do trên toàn cầu.

Trong các cuộc phỏng vấn với New York Times, John Kelly, cựu tướng Thủy quân lục chiến Mỹ và là chánh văn phòng lâu nhất của ông, cho rằng Trump “không bao giờ chấp nhận việc mình không phải là người quyền lực nhất thế giới”. Cách tư duy và ngôn từ của Donald Trump có thể phản ánh các đặc điểm của chủ nghĩa độc tài, như được định nghĩa bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng Timothy Snyder và Anne Applebaum. Theo Snyder, điều này khiến chính trị trở thành nơi nhà lãnh đạo thao túng sự thật để thống trị xã hội. Applebaum chỉ ra rằng Trump thường sử dụng ngôn ngữ để hạ thấp phẩm giá của đối thủ, ví dụ như việc gọi họ là "côn trùng," một chiến thuật phân loại con người mà các lãnh đạo phát xít lịch sử từng áp dụng để biện minh cho các hành động đàn áp. Các lời vu khống của Trump, chẳng hạn như những phát ngôn về người Haiti, không chỉ làm giảm giá trị nhân phẩm của các nhóm người mà còn khuyến khích sự phân biệt và thù hận trong xã hội.

Line chart of US polling: views on China, % of each party's respondents having a favourable view showing Hostility to China is bipartisan, but Republicans are even more hostile than Democrats

Sự phổ biến của Donald Trump trong bối cảnh hiện tại có thể phần nào được giải thích bởi những quyết định gây tranh cãi của chính quyền Biden, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát nhập cư. Nhiều người dân cảm thấy thất vọng với cách mà chính quyền hiện tại xử lý vấn đề này, dẫn đến việc họ quay lại ủng hộ một nhà lãnh đạo có quan điểm cứng rắn hơn như Trump. Tuy nhiên, điều này vẫn gây khó hiểu, bởi sự ủng hộ của Trump đồng nghĩa với việc từ bỏ nhiều nguyên tắc cốt lõi của nền cộng hòa Mỹ. So với George Washington, người sáng lập nền cộng hòa với sự liêm chính và tôn trọng quy tắc, Trump nổi bật với những tranh cãi và hành động gây chia rẽ. Washington đã giữ chức tổng thống trong hai nhiệm kỳ trước khi về hưu, thể hiện cam kết với nền dân chủ, trong khi Trump lại đại diện cho một hình mẫu hoàn toàn trái ngược, với phong cách lãnh đạo mà nhiều người cho là đe dọa đến những giá trị cốt lõi của quốc gia.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng

Chính phủ Anh cố gắng tránh lặp lại sai lầm của Liz Truss với một khuôn khổ tài khóa cứng nhắc và các biện pháp thắt chặt chi tiêu. Nhưng Tuyên bố mùa xuân cho thấy việc né tránh khủng hoảng không đồng nghĩa với tăng trưởng. Khi cải cách bị vội vã và thị trường lao động chưa sẵn sàng, chiến lược này có thể biến cơ hội thành trở ngại.
Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?

Công Đảng Anh đang đứng trước cơ hội cuối cùng để cứu vãn triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhưng cánh cửa đang dần khép lại sau một bản Tuyên bố mùa xuân đầy hỗn loạn. Với thách thức tài khóa ngày càng lớn, sức ép từ thị trường trái phiếu và một Nhà Trắng khó đoán, chính phủ buộc phải đưa ra những cải cách mạnh mẽ hơn.
Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?

Vào thứ Ba, khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Conference Board đã kể một câu chuyện quen thuộc: người dân lo lắng về nền kinh tế. Chỉ số khảo sát giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, thấp hơn đáng kể so với mức 110 vào thời điểm Trump tái đắc cử vào tháng 11.
Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ

Scott Bessent muốn lợi suất trái phiếu Mỹ giảm – điều đó ai cũng biết. Nhưng liệu ông có thực sự kiểm soát được thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới? Dù có thể tác động tạm thời bằng cách điều chỉnh cấu trúc nợ hoặc nới lỏng quy định ngân hàng, những biện pháp này chỉ giúp kéo dài thời gian chứ không thể thay đổi thực tế tài khóa.
EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động

Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, EU và Nhật Bản đứng trước thách thức lớn khi chiếc ô an ninh của Mỹ trở nên kém chắc chắn. Cả hai đều đối mặt với mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, trong khi sự trở lại của Donald Trump có thể làm lung lay các cam kết an ninh truyền thống. Để giảm thiểu rủi ro, EU và Nhật Bản đang tìm cách thắt chặt hợp tác chiến lược, từ quốc phòng đến thương mại. Liệu liên minh này có đủ mạnh để đối phó với một tương lai nhiều biến động?
Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?

Khi Donald Trump rút dần sự bảo trợ của Mỹ, nhiều người kỳ vọng lục địa già sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều: sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, những cam kết quốc phòng chưa được bảo đảm tài chính, và sự do dự trong việc triển khai quân sự khiến viễn cảnh về một châu Âu tự chủ trở nên xa vời.
Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go

Sau nhiều thập kỷ hưởng lợi từ “cổ tức hòa bình”, châu Âu đang đối mặt với áp lực phải tăng cường chi tiêu quân sự. Với áp lực từ việc Mỹ có thể thu hẹp cam kết an ninh, các quốc gia EU buộc phải tăng mạnh chi tiêu quốc phòng—một sự chuyển dịch có thể làm lung lay hệ thống phúc lợi hào phóng bậc nhất thế giới. Những lựa chọn trước mắt đầy khắc nghiệt: cắt giảm ngân sách an sinh, tăng thuế, hay vay nợ nhiều hơn trong bối cảnh tài khóa đã căng thẳng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ