Triển vọng kinh tế Úc ngày càng mịt mờ khiến RBA rơi vào thế khó khi phải quyết định hướng đi tiếp theo cho lãi suất

Triển vọng kinh tế Úc ngày càng mịt mờ khiến RBA rơi vào thế khó khi phải quyết định hướng đi tiếp theo cho lãi suất

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

13:06 30/04/2024

Mặc dù lạm phát mục tiêu của RBA là từ 2%-3%, song lạm phát của Úc trong Q1 vẫn ở mức gần 4.0% hàng năm. Điều này cho thấy áp lạm phát vẫn ở mức cao. Hội đồng quản trị RBA sẽ họp vào thứ Hai và thứ Ba tuần tới để phân tích dữ liệu này.

Hiện tại, giải pháp tốt nhất cho RBA có thể là tạm thời giữ nguyên lãi suất cho đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn cần thiết, gia tăng nguy cơ RBA đưa ra quyết định sai lầm.

RBA đang phải đối mặt với hai rủi ro chính:

  • Thắt chặt chính sách quá mức: Việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, làm tăng nguy cơ phá sản và thất nghiệp.
  • Nới lỏng chính sách quá nhanh: Cắt giảm lãi suất vội vàng có thể khiến lạm phát tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người dân.

RBA đang chật vật tìm kiếm sự cân bằng giữa hai kịch bản đầy rẫy rủi ro này, nhưng viễn cảnh phía trước vẫn còn mịt mù.

Dữ liệu lạm phát Q1 cao hơn dự kiến khiến RBA lo ngại. Trong cuộc họp chính sách quan trọng vào tuần tới, RBA sẽ tập trung thảo luận về việc liệu đà giảm tốc của lạm phát có bị đình trệ hay không. Đây là vấn đề mà RBA từng hy vọng sẽ không phải đối mặt sau khi điều chỉnh chính sách theo hướng trung lập hơn trong những tháng gần đây.

Lạm phát Q1 ở mức gần 4.0% hàng năm, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%-3%, buộc các nhà điều hành phải họp vào đầu tuần tới để tìm lời giải chi tiết cho vấn đề này. RBA đã chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến chống lạm phát. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng cao hơn dự báo và mức độ lo ngại gia tăng khiến họ phải thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định.

Có thể RBA sẽ phải tăng lãi suất, đặc biệt là khi chính phủ Úc dự kiến tăng chi tiêu trong ngân sách 2024-2025 để giảm bớt gánh nặng cho người dân và tăng cường hy vọng tái đắc cử cho Đảng Lao động trong cuộc bầu cử sắp tới vào đầu năm 2025. Chúng ta sẽ có thông tin cụ thể hơn khi bản Kế hoạch Ngân sách Úc được công bố vào ngày 14/05 tới.

Gói kích thích kinh tế bổ sung từ chính phủ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát, buộc RBA phải hành động quyết liệt hơn. Quy định về mức tăng lương tối thiểu cũng sắp được đưa ra, trong khi việc cắt giảm thuế thu nhập đáng kể đã được ấn định vào giữa năm.

Nhu cầu trong nền kinh tế vẫn còn cao do dân số tăng, ngay cả sau đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980.

RBA cũng đang theo dõi sát sao động thái của Fed và họ dự kiến sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tuần này sau sự gia tăng liên tục của lạm phát hàng tháng.

"RBA đã chậm chân trong việc tăng lãi suất và mức tăng đang là chưa đủ so với các NHTW lớn khác. Do đó, việc kỳ vọng họ sẽ bắt đầu cắt giảm sớm là khá hoang đường theo quan điểm của chúng tôi,” ông Craig Vardy, Giám đốc mảng trái phiếu tại BlackRock nhận định.

Ngoài ra, ông bổ sung: "Giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh hiện tại."

The Wall Street Journal

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ