Thuế quan của Trump: Mức độ bất ổn tại các doanh nghiệp châu Âu đạt đỉnh

Thuế quan của Trump: Mức độ bất ổn tại các doanh nghiệp châu Âu đạt đỉnh

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:34 09/05/2025

Các công ty châu Âu đang rất "tự ti" triển vọng trong ít nhất hai thập kỷ khi họ cố gắng xoay sở trong chiến tranh thương mại.

Đề cập đến “sự bất ổn” trong các cuộc họp báo cáo thu nhập quý đầu tiên của các công ty trong chỉ số Stoxx Europe 600 đã vượt qua những lần đề cập trong đại dịch, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump và Cuộc khủng hoảng tài chính lớn, theo phân tích bảng điểm của Bloomberg. Ngược lại, việc đề cập đến “sự tự tin” đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm năm.

Sự tự tin tiếp tục vượt trội hơn sự bất ổn trong bốn năm, cho đến tháng trước. Sau tuyên bố áp thuế sâu rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2 tháng 4, các công ty châu Âu phải đánh giá cả tác động trực tiếp từ các khoản thuế và tác động gián tiếp của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.

“Sự bất ổn” được đề cập 24 lần trong cuộc họp phân tích của EQT AB, nhiều nhất so với bất kỳ công ty nào, khi gã khổng lồ cổ phần tư nhân Thụy Điển thảo luận về tác động của căng thẳng thương mại đối với hoạt động thỏa thuận. Giám đốc điều hành Christian Otto Sinding cho biết: “Chừng nào sự biến động còn ở mức cao và có nhiều sự bất ổn trên thế giới, chúng tôi dự kiến hoạt động thoái vốn sẽ chậm lại một chút.”

GN Store Nord AS, nhà sản xuất máy trợ thính của Đan Mạch, đứng thứ hai khi trả lời câu hỏi từ các nhà phân tích sau khi hạ dự báo cả năm. CEO Peter Karlstromer cho biết trong cuộc họp: “Do sự bất ổn, chúng tôi đưa ra một giả định thận trọng về diễn biến thị trường và tin rằng sự phục hồi thị trường, vốn đã diễn ra một thời gian, có khả năng sẽ chững lại trong các giai đoạn tới.”

Nhìn chung, các ngân hàng đề cập đến sự bất ổn thường xuyên nhất trong các cuộc họp quý đầu tiên, khi họ cố gắng phân tích tác động của cuộc chiến thương mại đối với lãi suất, tổn thất cho vay và hoạt động thỏa thuận.

Tiếp theo các ngân hàng là các nhà cung cấp máy móc công nghiệp, những người phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể bị ảnh hưởng khi khách hàng cắt giảm chi tiêu trong một môi trường biến động. Ngành công nghiệp rộng lớn hơn — bao gồm các nhà vận chuyển, nhà sản xuất động cơ và nhà sản xuất xe tải — cũng đang đối phó với những tác động tiêu cực từ USD yếu.

Những cảnh báo và nghi ngờ này cũng được các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách lặp lại. Sự bất ổn về chính sách của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ Covid giữa đợt bán tháo trên thị trường vào đầu tháng 4. Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng ECB Mario Centeno cho biết phân tích kinh tế hiện đang bị chi phối bởi “sự bất ổn” do chính sách thương mại của Mỹ gây ra.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ

Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay và tiền gửi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, thúc đẩy tín dụng và ổn định nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng tiếp tục chịu áp lực khi biên lãi ròng rơi xuống mức thấp kỷ lục, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu và cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống tài chính.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters

Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn lần đầu tiên kể từ tháng 10 vào thứ Ba, trong khi các ngân hàng quốc doanh lớn hạ lãi suất tiền gửi khi các nhà chức trách nới lỏng chính sách tiền tệ để giúp đệm đỡ nền kinh tế khỏi tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Trump tuyên bố mở đàm phán hòa bình, Putin chưa nhượng bộ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump tuyên bố mở đàm phán hòa bình, Putin chưa nhượng bộ

Trump khẳng định Nga và Ukraine sẽ lập tức bước vào đàm phán ngừng bắn sau cuộc gọi với Putin, song Điện Kremlin cảnh báo tiến trình này còn dài và phức tạp. Dù châu Âu tiếp tục siết trừng phạt Nga, Trump tỏ ra dè dặt, gây lo ngại về khả năng tạo sức ép thực sự. Trong khi Kyiv sẵn sàng đối thoại nếu mang lại kết quả, Moscow vẫn kiên quyết giữ điều kiện đàm phán cứng rắn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ