Thị trường dầu phớt lờ lời đe dọa thuế quan của Trump

Thị trường dầu phớt lờ lời đe dọa thuế quan của Trump

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:32 31/03/2025

Bất chấp lời đe dọa áp thuế 25%-50% đối với các nước mua dầu Nga của Trump, thị trường dầu không phản ứng mạnh. Giới giao dịch ngày càng thờ ơ với những cảnh báo từ Nhà Trắng và chờ đợi động thái cụ thể trước khi điều chỉnh chiến lược.

Thị trường dầu mỏ ngày thứ Hai gần như không phản ứng trước lời đe dọa áp thuế đối với các nước mua dầu Nga của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sau hàng loạt tuyên bố từ Nhà Trắng, giới giao dịch dần trở nên thờ ơ với những cảnh báo từ Washington.

Trump bất ngờ đề xuất áp thuế 25%-50% đối với bất kỳ quốc gia nào mua dầu Nga. Nếu chính thức được thực thi, đây sẽ là một bước đi lớn có thể tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, các nhà phân tích và giới giao dịch nghi ngờ tính nghiêm túc của tuyên bố này.

“Sự mệt mỏi với các tuyên bố về thuế quan và lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ đang gia tăng,” Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại ING, nhận xét. “Chừng nào chưa có quyết định cụ thể, thị trường sẽ không phản ứng quá mức.”

Giá dầu đã giảm vào thứ Hai. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 – loại được giao dịch sôi động hơn – giảm 0.3% xuống còn 72.55 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ giảm nhẹ 0.4%, còn 69.09 USD/thùng.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai khách hàng lớn nhất của dầu Nga, và sự chấp thuận của họ sẽ quyết định mức độ hiệu quả của bất kỳ lệnh trừng phạt thứ cấp nào nhằm vào Moscow.

Sau khi Nga tấn công Ukraine năm 2022, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành nước nhập khẩu dầu Nga qua đường biển lớn nhất thế giới. Dầu Nga chiếm khoảng 35% tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong năm 2024, khiến nước này trở thành thị trường quan trọng đối với Moscow. Nếu Trump gây áp lực lên New Delhi, căng thẳng có thể leo thang.

Hồi tháng Hai, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ cho biết các nhà máy lọc dầu nước này sẽ chỉ mua dầu Nga từ các công ty và tàu không bị Mỹ trừng phạt, qua đó làm giảm đáng kể số lượng hàng hóa và tàu có thể giao dịch.

Trong khi đó, các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đang dè dặt với dầu Nga. Sinopec và Zhenhua Oil đã ngừng mua, trong khi hai công ty khác giảm khối lượng nhập khẩu do lo ngại các lệnh trừng phạt mới từ Mỹ, theo Reuters.

Tuy nhiên, sáng thứ Hai, một số nhà giao dịch Trung Quốc tỏ ra không mấy lo ngại về lời đe dọa của Trump. Ba người trao đổi với Reuters đều cho rằng phong cách đàm phán trên bờ vực của Trump khiến họ không quá coi trọng tuyên bố của ông.

“Chưa có phản ứng về giá, nhưng thị trường vẫn duy trì xu hướng tăng do lo ngại về nguồn cung,” một nhà giao dịch nhận xét. “Khó có thể đoán được tác động thực sự vì Trump thường hay bluffing (đe dọa nhưng không thực hiện).”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định hợp tác với Nga không nhằm vào bên thứ ba và không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài khi được hỏi về khả năng áp thuế trong cuộc họp báo thường kỳ.

Nếu thuế quan trở thành một mối đe dọa nghiêm túc, thị trường sẽ tập trung theo dõi mức độ thực thi chính sách và liệu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có tăng sản lượng để bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ Nga hay không, theo nhận định của giới phân tích.

Các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với dầu Venezuela được ban hành tuần trước có thể là mô hình để đánh giá tác động của biện pháp tương tự đối với Nga, Patterson nhận định.

Trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực vào thứ Tư, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã tạm dừng mua dầu Venezuela. Tuy nhiên, giới giao dịch và phân tích kỳ vọng một số giao dịch sẽ sớm được nối lại khi người mua tìm cách lách lệnh trừng phạt, trừ khi Bắc Kinh ban hành lệnh cấm hoàn toàn.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam phải đối mặt với các mức thuế cao. Chính sách này mở ra cơ hội cho Ấn Độ nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực.
Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ

Donald Trump công bố thuế quan cao đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Mỹ. Mặc dù đối mặt với sự phản đối từ các đối tác thương mại, chiến lược này có thể gây ra tác động lâu dài đến nền kinh tế và các quan hệ quốc tế. Những thách thức pháp lý và chính trị có thể khiến chính sách này phải thay đổi trong tương lai.
Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới

Có lẽ trong tương lai, các nhà sử học sẽ cố gắng tái dựng cách chính quyền Trump đưa ra quyết định về biểu thuế quan mới được công bố ngày hôm qua. Nhưng đến lúc đó, mọi chuyện chỉ còn là vấn đề học thuật. Điều đáng quan tâm ngay lúc này không phải là quy trình, mà là thực tế: Hoa Kỳ vừa có một bước đi thương mại đầy hiếu chiến, đẩy các đối tác và giới đầu tư vào thế phải phán đoán xem nước này có thể duy trì lập trường cứng rắn này trong bao lâu.
Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Thủ tướng Starmer đối mặt với sức ép chính trị khi chọn không trả đũa thuế quan của Trump, dù Anh may mắn tránh được mức thuế cao nhất. Mặc dù có cơ hội đàm phán, nhưng chiến lược kiên nhẫn của ông có thể khiến Anh rơi vào tình thế khó xử với Mỹ và EU.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ