Tâm lý thị trường u ám: USD trở thành "bến đỗ" an toàn, AUD chịu sức ép giảm

Tâm lý thị trường u ám: USD trở thành "bến đỗ" an toàn, AUD chịu sức ép giảm

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

09:40 25/10/2024

Đồng Aussie suy yếu bất chấp quan điểm hawkish từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). AUD giảm nhẹ khi USD tăng do kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất từ tốn hơn trong cuộc họp sắp tới. Công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất 97% Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 11.

Đầu phiên giao dịch thứ Năm, AUD/USD lao dốc nhưng đã phục hồi nhẹ khi USD điều chỉnh do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hạ nhiệt. Thị trường đang dổ dồn sự chú ý tới báo cáo thường niên của RBA.

Đồng tiền xứ chuột túi có thể hưởng lợi từ thông điệp "hawkish" của RBA. Đầu tuần này, Phó Thống đốc Andrew Hauser nhấn mạnh tỷ lệ tham gia lao động mạnh mẽ và khẳng định RBA sẽ không quá phụ thuộc vào số liệu kinh tế.

Đồng bạc xanh được hỗ trợ khi giới đầu tư theo sát lộ trình lãi suất của Fed với dự báo ngân hàng trung ương sẽ không hạ lãi suất mạnh như kỳ vọng trước đó. Thay đổi này xuất phát từ các dữ liệu kinh tế tích cực, phản ánh nền kinh tế Mỹ ổn định hơn dẫn đến cách tiếp cận thận trọng hơn về cắt giảm lãi suất.

Các yếu tố tác động chính đến thị trường

  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 10 của S&P Global cho thấy đà tăng trưởng tích cực. PMI toàn phần tăng từ mức 54.0 lên 54.3. PMI dịch vụ nhích nhẹ từ mức 55.2 lên 55.3, cao hơn dự báo 55.0. PMI sản xuất cải thiện từ con số 47.3 lên lên 47.8, vượt kỳ vọng 47.5.
  • Tại Úc, PMI toàn phần của Judo Bank tăng nhẹ từ mức 49.6 của tháng 9 lên 49.8 trong tháng 10, báo hiệu tháng thứ 2 liên tiếp sản lượng khu vực tư nhân suy giảm. PMI dịch vụ tăng từ 50.5 lên 50.6 trong khi PMI sản xuất giảm từ 46.7 xuống 46.6.
  • Beige Book của Fed công bố hôm thứ Tư cho thấy hoạt động kinh tế "ít biến động tại hầu hết các khu vực", trái ngược với báo cáo tháng 8 khi có 3 khu vực ghi nhận tăng trưởng và 9 khu vực ổn định.
  • Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly đăng trên nền tảng X rằng nền kinh tế đang trong tình trạng tốt hơn với lạm phát giảm đáng kể và thị trường lao động trở lại tích cực hơn.
  • Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari nhấn mạnh Fed đang theo dõi sát thị trường lao động. Ông cảnh báo nhà đầu tư nên kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất từ tốn hơn trong các quý tới.
  • PBoC giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm từ 3.35% xuống 3.10% và kỳ hạn 5 năm từ 3.85% xuống 3.60%, phù hợp kỳ vọng thị trường. Chi phí vay thấp hơn dự kiến sẽ kích thích hoạt động kinh tế Trung Quốc, có thể tăng nhu cầu xuất khẩu của Úc.
  • NAB điều chỉnh dự báo về RBA tuần trước, kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ vào tháng 2 năm 2025 thay vì tháng 5. Ngân hàng tiếp tục dự báo RBA sẽ hạ lãi suất xuống 3.10% vào đầu năm 2026.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ AUD/USD khung thời gian ngày

AUD/USD giao dịch quanh ngưỡng 0.6634 vào thứ Sáu. Phân tích biểu đồ ngày cho thấy triển vọng giảm ngắn hạn khi tỷ giá duy trì dưới đường EMA 9 ngày. Thêm vào đó, chỉ báo RSI 14 ngày nằm dưới mức 50, củng cố tín hiệu giảm.

Cặp tiền có thể gặp hỗ trợ gần nhất quanh mức thấp 2 tháng tại 0.6614 sau đó là mốc tâm lý 0.6600.

Ngược lại, nếu phe mua chiếm ưu thế EMA 9 ngày quanh 0.6680 sẽ đóng vai trò là kháng cự đầu tiên của AUD/USD, tiếp theo là EMA 50 ngày ở mức 0.6728. Bứt phá thành công qua các ngưỡng trên có thể mở đường cho cặp tiền hướng tới kháng cự mạnh gần 0.6800.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Hồng Kông & Singapore dẫn đầu; Đà tăng của Phố Wall bị cản lại tại kháng cự, Dow Jones chịu rủi ro giảm nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán Hồng Kông & Singapore dẫn đầu; Đà tăng của Phố Wall bị cản lại tại kháng cự, Dow Jones chịu rủi ro giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán Mỹ dường như không mấy lo ngại trước các tin tức thuế quan mới trong phiên giao dịch ngày 9/7. Các chỉ số chính đã bứt phá khỏi vùng tích lũy kéo dài hai ngày, dẫn đầu là mức tăng 2.8% của "ông lớn" trí tuệ nhân tạo Nvidia. Công ty này vừa lập kỷ lục khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên đạt mức định giá thị trường 4.000 tỷ USD. Nasdaq 100 tăng 0.7%, S&P 500 cộng thêm 0.6%, trong khi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones theo sau với mức tăng 0.5%. Dù có được đà tăng, cả ba chỉ số đều gặp cản tại các ngưỡng kháng cự ngắn hạn quan trọng: S&P 500 dừng lại tại 6,290 điểm, Nasdaq 100 tại 22,920 điểm và Dow Jones tại 44,560 điểm.
Chiến tranh thương mại lan sang Brazil, USD đảo chiều, Bitcoin lập đỉnh mới
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chiến tranh thương mại lan sang Brazil, USD đảo chiều, Bitcoin lập đỉnh mới

Khẩu vị rủi ro tiếp tục được duy trì trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần này. Chỉ số NASDAQ ghi nhận đỉnh lịch sử mới trong phiên qua đêm, trong khi S&P 500 và Dow Jones cũng đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Các chỉ số tại châu Âu cũng ghi nhận diễn biến tích cực, với DAX của Đức tiếp tục lập đỉnh mới. Tuy nhiên, thị trường châu Á lại ảm đạm hơn: chỉ số Nikkei của Nhật Bản quay đầu giảm, chịu áp lực từ lo ngại về thuế quan mà Mỹ áp đặt. Mức thuế 25% đối với hàng hóa Nhật đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường, trái ngược với sự ổn định tại các khu vực khác.
Bắc Kinh triển khai các biện pháp ổn định việc làm khi thiếu quan đe dọa mục tiêu tăng trưởng 2025

Bắc Kinh triển khai các biện pháp ổn định việc làm khi thiếu quan đe dọa mục tiêu tăng trưởng 2025

Chính phủ Trung Quốc đã công bố các chính sách mới nhằm hỗ trợ thị trường lao động trong bối cảnh áp lực giảm phát và rủi ro thương mại gia tăng. Dữ liệu PMI từ Caixin tiếp tục ghi nhận tình trạng mất việc làm, phản ánh nhu cầu nội địa yếu và niềm tin tiêu dùng giảm. Trong tháng 6, CPI tăng nhẹ 0.1% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 0.1% so với tháng trước. Trong khi đó, PPI giảm sâu 3.6% YoY – cho thấy rủi ro giảm phát đang gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng tạo việc làm.
Biên bản cuộc họp FOMC: “Một vài” nhà hoạch định chính sách xem xét cắt giảm lãi suất vào tháng 7 và “Phần lớn” dự kiến hành động trước cuối năm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Biên bản cuộc họp FOMC: “Một vài” nhà hoạch định chính sách xem xét cắt giảm lãi suất vào tháng 7 và “Phần lớn” dự kiến hành động trước cuối năm

Biên bản cuộc họp chính sách của Fed ngày 17-18/6, công bố lúc 14:00 EDT, hầu như không làm thay đổi câu chuyện về các quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai. Thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất vào ngày 30/7 và sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm 2025 vào cuộc họp ngày 17/9.
USD dẫn đầu thị trường ngoại hối khi triển vọng tài khóa tăng nhờ thuế quan, giá đồng tăng vọt sau tin thuế mới
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD dẫn đầu thị trường ngoại hối khi triển vọng tài khóa tăng nhờ thuế quan, giá đồng tăng vọt sau tin thuế mới

USD đang dẫn đầu các đồng tiền chính trong tuần này khi giới đầu tư tiêu hóa chiến dịch leo thang chiến tranh thương mại từ chính quyền Washington. Dù thuế quan cao thường làm dấy lên lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu suy yếu, chính quyền Trump rõ ràng đang định hình thuế như một công cụ không chỉ để đưa sản xuất trở lại Mỹ mà còn để bù đắp khoản thất thu ngân sách do các đợt cắt giảm thuế gần đây. Diễn biến này đã mở ra một góc nhìn mới trên thị trường, trong đó bao gồm cả triển vọng thu ngân sách cao hơn ngay cả khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Áp lực lạm phát tại Trung Quốc gia tăng giữa căng thẳng thuế quan và rủi ro chiến tranh thương mại ủy nhiệm

Áp lực lạm phát tại Trung Quốc gia tăng giữa căng thẳng thuế quan và rủi ro chiến tranh thương mại ủy nhiệm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, nhưng lo ngại giảm phát vẫn hiện hữu khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm mạnh 3,6%, phản ánh nhu cầu yếu. Chỉ số Hang Seng giảm 0,70% do căng thẳng thuế quan leo thang và dữ liệu sản xuất yếu, cho thấy tâm lý thị trường đang thận trọng. Tỷ giá AUD/USD giảm sau báo cáo lạm phát từ Trung Quốc nhưng nhanh chóng phục hồi; các tiêu đề thương mại tiếp tục định hướng xu hướng trong ngắn hạn.
Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

RBA khiến thị trường bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất ở mức 3.85%, thúc đẩy AUD/USD tăng mạnh trước khi Thống đốc Bullock ám chỉ khả năng cắt giảm trong tháng 8. Bà Bullock cho biết việc nới lỏng chính sách có thể được thực hiện nếu CPI hàng quý xác nhận lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu giữa của biên độ. Buổi họp báo gây nhiều biến động cho AUD/USD khi bà Bullock cố gắng cân bằng giữa lập trường thận trọng và triển vọng nới lỏng trong tương lai.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ