Áp lực lạm phát tại Trung Quốc gia tăng giữa căng thẳng thuế quan và rủi ro chiến tranh thương mại ủy nhiệm

Diệu Linh
Junior Editor
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, nhưng lo ngại giảm phát vẫn hiện hữu khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm mạnh 3,6%, phản ánh nhu cầu yếu. Chỉ số Hang Seng giảm 0,70% do căng thẳng thuế quan leo thang và dữ liệu sản xuất yếu, cho thấy tâm lý thị trường đang thận trọng. Tỷ giá AUD/USD giảm sau báo cáo lạm phát từ Trung Quốc nhưng nhanh chóng phục hồi; các tiêu đề thương mại tiếp tục định hướng xu hướng trong ngắn hạn.

Lạm phát Trung Quốc gây áp lực trong bối cảnh Mỹ siết kiểm soát các tuyến trung chuyển từ Châu Á
Tình trạng thuế quan gia tăng và giá xuất xưởng giảm đã thổi bùng trở lại mối lo giảm phát tại Trung Quốc, khi nền kinh tế nước này trở thành tâm điểm trong chiến dịch chống né thuế của Mỹ. Dữ liệu giá cả cho thấy những tín hiệu trái chiều nhưng đồng thời phản ánh rõ nét môi trường nhu cầu đang suy yếu và áp lực lạm phát gia tăng.
Cụ thể, CPI tháng 6 tăng 0.1% so với cùng kỳ năm trước, phục hồi từ mức giảm 0.1% của tháng 5. nhưng lại giảm 0.1% so với tháng trước. Trong khi đó, PPI cho thấy bức tranh nhu cầu u ám hơn, giảm 3.6% so với cùng kỳ – tệ hơn mức giảm 3,3% trong tháng trước.
Xu hướng giá trong tháng 6 tương đồng với dữ liệu PMI tổng hợp Caixin, khi nhu cầu quốc tế yếu đi buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, làm bùng phát một cuộc chiến giá. Điều này có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp, niềm tin tiêu dùng, thị trường lao động và chi tiêu trong nước.

Thông tin thêm trong lịch kinh tế của chúng tôi
Phản ứng thị trường trước báo cáo lạm phát của Trung Quốc
Chỉ số Hang Seng mở cửa giảm xuống 23,975 trước khi giao dịch quanh 23,977, tương đương mức giảm 0.70%. Tâm lý thị trường bị tác động bởi căng thẳng thuế quan và lo ngại xoay quanh các tiêu đề thương mại

Hang Seng Index – Biểu đồ 5 Phút – 090725
Trên thị trường ngoại hối, AUD/USD ghi nhận biến động mạnh sau dữ liệu lạm phát. Trước khi báo cáo được công bố, tỷ giá giảm xuống mức thấp $0,65252 rồi bật tăng lên $0,65342. Trong thời gian sau báo cáo, tỷ giá dao động quanh $0,65311 - $0,65192. Tính đến thời điểm viết bài, AUD/USD tăng nhẹ 0.06% lên $0,65341.

AUDUSD – Biểu đồ 5 Phút – 090725
Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của AUD/USD vẫn bị chi phối bởi các diễn biến thương mại. Với việc Trung Quốc chiếm tới một phần ba tổng xuất khẩu của Úc, đồng đô la Úc tỏ ra rất nhạy cảm trước dữ liệu kinh tế Trung Quốc cũng như những cập nhật liên quan đến thương mại Mỹ-Trung.
Trong cuộc họp báo ngày 8/7, Thống đốc RBA Michele Bullock nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thương mại và các chính sách kích thích kinh tế từ Bắc Kinh:
“Về thuế quan, chắc chắn sẽ có tác động đến chúng ta, một phần góp phần làm gia tăng kỳ vọng giảm phát. Tuy nhiên, tác động đến Úc có thể sẽ nhẹ hơn so với Mỹ. Điều khoản thương mại với Trung Quốc vẫn rất quan trọng. Nếu Trung Quốc củng cố kinh tế bằng các gói kích thích tài khóa, điều đó có thể giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thuế quan đối với nền kinh tế Úc.”
Triển vọng: Dữ liệu thương mại và các diễn biến địa chính trị
Vào thứ Bảy, ngày 12/7, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao dữ liệu thương mại của Trung Quốc. Thị trường đang tìm kiếm manh mối về tác động thực sự của các rào cản thuế quan lên nhu cầu.
Dự báo hiện tại cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 sẽ tăng 5.5% so với cùng kỳ (tăng từ 4.8% tháng 5), trong khi nhập khẩu dự kiến tăng 2,5% (tháng 5: -3,4%). Mặc dù điều khoản thương mại cải thiện có thể hỗ trợ thị trường, các mức thuế mới của Mỹ có thể làm suy giảm kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.
Tuần trước, Việt Nam đã đồng ý áp dụng mức thuế 20% đối với hàng xuất sang Mỹ, trong khi Mỹ áp thuế 40% lên các lô hàng trung chuyển – một động thái nhằm cản trở Trung Quốc lách thuế qua các nước thứ ba. Ngày 7/7, Tổng thống Trump cũng công bố mức thuế 32% với Indonesia, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm với Trung Quốc.
Trong tháng 5. xuất khẩu Trung Quốc sang Indonesia và Việt Nam lần lượt tăng 25% và 30% (so với cùng kỳ năm trước), trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh 43%. Dù vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng 4.8%.
Một cuộc chiến thương mại trung chuyển – nơi các nước láng giềng bị cuốn vào vòng xoáy áp thuế – có thể khiến cạnh tranh gia tăng, kéo theo áp lực giá giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp.
fxempire