Tâm điểm tuần tới: Lịch kinh tế bận rộn và Chính trị Hoa Kỳ

Tâm điểm tuần tới: Lịch kinh tế bận rộn và Chính trị Hoa Kỳ

22:16 14/02/2021

Một tuần bận rộn phía trước trên lịch kinh tế. Rất nhiều thông tin tác động lên thị trường mà trader không thể bỏ qua

Về tin tức vĩ mô: Sẽ là một tuần bận rộn phía trước trên lịch kinh tế, với 77 số liệu thống kê tập trung trong tuần kết thúc vào ngày 19 tháng 2.

Đối với đô la Mỹ:

  • Trong nửa đầu tuần, doanh số bán lẻ và số liệu sản xuất công nghiệp tháng 1 sẽ được chú ý.
  • Dự báo số liệu doanh số bán lẻ sẽ là động lực dẫn dắt chính.
  • Trọng tâm sau đó sẽ chuyển sang số PMI sản xuất của Philly FED và số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vào thứ Sáu.
  • Chúng tôi cho rằng thị trường rất nhạy cảm với các số liệu yêu cầu thất nghiệp, nhưng số liệu PMI cũng sẽ ảnh hưởng.
  • Vào cuối tuần, số PMI của khu vực tư nhân sơ bộ cho tháng 2 công bố vào thứ Sáu. PMI dịch vụ có thể sẽ có tác động lớn nhất trong ngày.
  • Các số liệu thống kê khác bao gồm lạm phát bán buôn và dữ liệu lĩnh vực nhà ở cùng với số liệu sản xuất của NY Empire State. Tuy nhiên, những số liệu thống kê này sẽ có tác động rất ít trên thị trường.
  • Trên mặt trận chính sách tiền tệ, biên bản cuộc họp FOMC cũng sẽ công bố vào thứ Tư. Chắc chắn thông tin trong biên bản sẽ ảnh hưởng. Các thị trường sẽ tìm kiếm sự tương đồng giữa biên bản họp với phát biểu gần đây của Powell.
  • Chỉ số Dollar Spot kết thúc tuần trước giảm 0.62% xuống 90.48.

Đối với EUR:

  • Cũng là một tuần bận rộn phía trước trên mặt trận dữ liệu kinh tế.
  • Trong nửa đầu tuần, dữ liệu kinh tế Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được tập trung chú ý.
  • Ước tính lần 2 số liệu GDP quý 4 và số liệu tâm lý kinh tế ZEW cho tháng 2 sẽ được công bố.
  • Dữ liệu sản xuất và thương mại công nghiệp Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng sẽ thu hút sự chú ý vào đầu tuần.
  • Vào thứ Năm, lạm phát tháng 1 và số liệu niềm tin của người tiêu dùng cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được công bố vào đầu ngày thứ Sáu bận rộn.
  • Các chỉ số PMI sơ bộ khu vực tư nhân cho Pháp, Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng sẽ có vào thứ Sáu.
  • Mặc dù PMI sản xuất của Đức sẽ có ảnh hưởng lớn nhất, không thể xem nhẹ phần còn lại các chỉ số PMI. Các biện pháp phong tỏa có khả năng làm tổn thương lĩnh vực dịch vụ nhiều hơn vào tháng Hai. Nếu có bất kỳ tác động nào đến PMI sản xuất, đồng EUR sẽ chịu áp lực.
  • Trên mặt trận chính sách tiền tệ, biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB sẽ có vào thứ Năm. Chúng ta có thể mong đợi rất nhiều biến động. Trong cuộc họp báo vừa qua, Chủ tịch ECB đã bảo vệ dự báo tăng trưởng của ECB. Tuy nhiên, Lagarde đã cảnh báo về những rủi ro tình hình có thể xấu đi.
  • Eur kết thúc tuần tăng 0.61% lên 1.2120 USD.

Đối với Bảng Anh:

  • Vào thứ Tư, số liệu lạm phát tháng 1 sẽ có trước một ngày thứ Sáu bận rộn.
  • Vào cuối tuần, doanh số bán lẻ tháng 1 và PMI sơ bộ của khu vực tư nhân tháng 2 sẽ là tâm điểm.
  • Dự báo PMI bán lẻ và dịch vụ sẽ có tác động lớn nhất đến đồng Bảng Anh.
  • Các số liệu thống kê khác bao gồm các đơn đặt hàng xu hướng công nghiệp CBI cho tháng Hai. Tuy nhiên, trừ khi những con số đặc biệt khủng khiếp, các số liệu thống kê sẽ không có nhiều tác động đối với Bảng Anh.
  • Đồng Bảng Anh kết thúc tuần trước tăng 0.83% lên 1.3849 USD.

Đối với Loonie:

  • Số liệu lạm phát tháng 1 có vào thứ Tư, và số liệu doanh số bán lẻ tháng 12 công bố vào thứ Sáu sẽ ảnh hưởng.
  • Các số liệu thống kê khác bao gồm doanh số sản xuất, số liệu thống kê nhà ở. Tuy nhiên, chúng tôi không mong đợi quá nhiều ảnh hưởng từ các con số này.
  • Từ bên ngoài Canada, dự báo số lượng PMI từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Hoa Kỳ cũng sẽ ảnh hưởng lên CAD. Các con số trong tuần sẽ đặt câu hỏi về sự lạc quan của thị trường đối với triển vọng kinh tế... Bất kỳ sự thay đổi nào trong tâm lý sẽ đè nặng lên giá dầu thô và Loonie.
  • Đồng CAD kết thúc tuần tăng 0.47% lên 1.2696 so với Đồng đô la Mỹ.

Đối với Aussie:

  • Sẽ là một tuần tương đối yên tĩnh.
  • Số liệu việc làm tháng 1 sẽ được công bố vào thứ Năm trước số liệu tăng trưởng tiền lương vào thứ Sáu.
  • Hy vọng số lượng việc làm sẽ có tác động lớn nhất. Chi tiêu của người tiêu dùng vẫn là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế. Sự suy yếu của điều kiện thị trường lao động sẽ kiểm tra lực mua hỗ trợ cho Đồng đô la Úc.
  • Trên mặt trận chính sách tiền tệ, biên bản cuộc họp RBA cũng sẽ ảnh hưởng vào thứ ba.
  • Đồng Đô la Úc kết thúc tuần tăng 1.08% lên 0.7761 USD.

Đối với Yên Nhật:

  • Sẽ là một tuần bận rộn phía trước.
  • Vào đầu tuần, GDP quý 4 và số liệu sản xuất công nghiệp đã hoàn thành sẽ được công bố. Kỳ vọng số GDP sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm.
  • Trọng tâm sau đó sẽ chuyển sang dữ liệu thương mại vào thứ Tư trước số liệu lạm phát và số PMI sơ bộ vào thứ Sáu.
  • Đồng Yên Nhật kết thúc tuần tăng 0.43% lên 104.94 so với đồng Đô la Mỹ.

Chính trị Hoa Kỳ

  • Điện Capitol và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn là những trọng tâm chính.
  • Nhu cầu về gói cứu trợ COVID-19 đang trở nên cấp bách hơn thị trường lao động khó khăn kéo dài.
  • Do các thị trường hiện đang mong đợi đảng Dân chủ sẽ cung cấp gói 1.9 nghìn tỷ đô la của Biden, dự báo tăng trưởng kinh tế đang được điều chỉnh tăng lên.
  • Bất kỳ bất ngờ nào về gói kích thích thì tâm lý né tránh rủi ro cũng sẽ quét qua các thị trường.

COVID-19

  • Tỷ lệ tiêm chủng và sự sẵn sàng của vắc-xin sẽ tiếp tục là những lĩnh vực quan tâm chính.
  • Xu hướng tăng về tỷ lệ tiêm chủng và xu hướng giảm về tỷ lệ lây nhiễm sẽ hỗ trợ các tài sản rủi ro hơn trong tuần.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ