Với dữ liệu GPD quý II sẽ được công bố vào thứ Năm, câu hỏi được đặt ra sẽ là: Liệu nền kinh tế chỉ đơn thuần là suy thoái tự nhiên sau năm 2021 phát triển quá mạnh mẽ hay đây là cuộc suy thoái mạnh kéo dài và gây ra hậu quả nặng nề?
Tuần này, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ là tâm điểm chú ý với kỳ vọng về một đợt tăng mạnh sắp tới, trong khi các công ty lớn nhất trên thế giới và hầu hết các chỉ số S&P 500 công bố báo cáo của họ. Dữ liệu kinh tế và diễn biến cuộc chiến tranh ở Ukraine cũng rất đáng quan tâm.
Vàng ổn định sau khi đạt mức tăng lớn nhất trong hơn một tháng do các nhà đầu tư lo lắng về tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt
Hoàn cảnh khó khăn của các Ngân hàng Trung ương, phải vật lộn để vừa truyền đạt thông tin vừa phản ứng kịp thời với các dòng kinh tế đang dịch chuyển nhanh là những tin tức khủng khiếp đối với tài sản.
Ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng các lãi suất của mình 50 điểm cơ bản, lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm và tăng mạnh nhất kể từ năm 2000 trước tình hình lạm phát nóng, ngay cả khi kinh tế châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nhằm kiểm soát lạm phát đang neo cao, theo một cuộc khảo sát ý kiến các nhà kinh tế học của Reuters.
Lạm phát được công bố vượt qua kỳ vọng một chút do chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng cao trong khi lạm phát lõi giảm lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021.