Tài sản rủi ro đang kỳ vọng tháng 7 sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed

Tài sản rủi ro đang kỳ vọng tháng 7 sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

14:50 25/07/2022

Cách mà lợi suất và cổ phiếu đang giảm gửi thông điệp của các nhà đầu tư tới Fed rằng tốt hơn hết là họ nên chậm lại.

Dấu hiệu suy thoái ngày càng rõ ràng hơn sau sự suy giảm của chỉ số hoạt động của Mỹ cùng với việc các trader định giá cho lãi suất của Fed sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2, ở mức khoảng 3.3%. Điều này sẽ khiến Fed rất khó khăn để đưa ra bất cứ hành động nào ngoài việc giảm nhẹ trở lại, trừ khi họ muốn tạo ra sự hoảng loạn trên khắp các thị trường.

Câu hỏi hóc búa về vấn đề lạm phát - suy thoái vẫn được đặt ra với Fed. Đang tồn tại một luồng dư luận mạnh mẽ về Fedspeak và bình luận từ các cựu quan chức của Fed rằng Ngân hàng Trung ương phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro suy thoái để kiềm chế lạm phát nếu đó là điều cần thiết.

Dữ liệu lạm phát tại các nền kinh tế lớn đã giảm so với kỳ vọng, nhưng nếu Fed đang lưỡng lự với việc chỉ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, hẳn sẽ phải là trường hợp CPI tiếp tục ghi nhận tín hiệu suy giảm ngoại trừ các chỉ số kinh tế còn lại. Sau phiên tăng lãi suất sắp tới, giới đầu tư sẽ nhìn vào đường cong lãi suất của Fed để nắm được chu kỳ kinh tế đang bắt đầu ở đâu.

Garfield Reynolds  Chief Rates Correspondent, Sydney

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chao đảo do lo ngại về chính sách của Trump và nguy cơ lạm phát đình trệ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường chao đảo do lo ngại về chính sách của Trump và nguy cơ lạm phát đình trệ

Thị trường tài chính tuần qua chứng kiến những biến động mạnh mẽ, USD suy yếu và lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt. Chính sách kinh tế thiếu ổn định của chính quyền Trump, kết hợp với nỗi lo lạm phát và thâm hụt ngân sách cao, đã tạo ra một môi trường đầy bất ổn. Trong bối cảnh này, câu hỏi lớn đặt ra là liệu chúng ta có đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ như thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973? Hãy cùng nhìn lại những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và các bài học từ lịch sử để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại.
Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng

Chính phủ Anh cố gắng tránh lặp lại sai lầm của Liz Truss với một khuôn khổ tài khóa cứng nhắc và các biện pháp thắt chặt chi tiêu. Nhưng Tuyên bố mùa xuân cho thấy việc né tránh khủng hoảng không đồng nghĩa với tăng trưởng. Khi cải cách bị vội vã và thị trường lao động chưa sẵn sàng, chiến lược này có thể biến cơ hội thành trở ngại.
Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?

Công Đảng Anh đang đứng trước cơ hội cuối cùng để cứu vãn triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhưng cánh cửa đang dần khép lại sau một bản Tuyên bố mùa xuân đầy hỗn loạn. Với thách thức tài khóa ngày càng lớn, sức ép từ thị trường trái phiếu và một Nhà Trắng khó đoán, chính phủ buộc phải đưa ra những cải cách mạnh mẽ hơn.
Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?

Vào thứ Ba, khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Conference Board đã kể một câu chuyện quen thuộc: người dân lo lắng về nền kinh tế. Chỉ số khảo sát giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, thấp hơn đáng kể so với mức 110 vào thời điểm Trump tái đắc cử vào tháng 11.