Theo dữ liệu sơ bộ từ cơ quan thống kê INSEE công bố hôm thứ Tư, tăng trưởng kinh tế của Pháp đã vượt qua dự đoán với mức tăng 0.4% trong quý ba năm 2024 so với 0.2% trong quý hai nhờ vào ảnh hưởng từ Thế vận hội Olympic Paris.
Những ngày cuối cùng trước thềm cuộc bầu cử Hoa Kỳ đang dồn dập những báo cáo kinh tế then chốt. Điều này dẫn đến khả năng cao sẽ xuất hiện những yếu tố bất ngờ có thể làm xoay chuyển lá phiếu của cử tri trong những ngày sắp tới. Hãy cùng điểm qua những báo cáo quan trọng trong tuần này.
Thị trường chứng khoán đang trong thế giằng co, các nhà đầu tư đang cân nhắc rủi ro và những bất ổn trước một tuần bận rộn với nhiều sự kiện quan trọng.
Chính phủ Anh dự định thay đổi định nghĩa về nợ và điều chỉnh quy tắc tài khóa nhằm tăng khả năng vay và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đồng thời tránh các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, kế hoạch này gây lo ngại về khả năng tăng thuế, dòng vốn tháo chạy của giới nhà giàu và sự bất ổn trên thị trường tài chính, khiến tương lai kinh tế trở nên bấp bênh.
Dữ liệu mới nhất cho thấy đơn đặt hàng cho các trang thiết bị sản xuất trọng điểm tại Hoa Kỳ đã ghi nhận mức tăng vượt kỳ vọng trong tháng 9, bất chấp việc các doanh nghiệp có phần thận trọng hơn trong chi tiêu đầu tư thiết bị trong quý III.
Theo nhận định của một lãnh đạo cấp cao thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dù Trung Quốc đã tung ra hàng loạt giải pháp tài chính gần đây, những biện pháp này vẫn chưa đủ tầm để đương đầu với bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Lãi suất của Mỹ và châu Âu đã “di chuyển theo những con đường song song” trong năm nay, mặc dù triển vọng về kinh tế và lạm phát của hai khu vực này đã khác biệt rõ rệt. Các thị trường tài chính hiện dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục, nhưng theo logic kinh tế, điều này có thể sai lầm.