Mặc dù khả năng Cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử được coi là tín hiệu tích cực cho đồng USD, tuy nhiên chỉ số DXY đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào thứ Hai do ảnh hưởng từ việc Fed gần đây đưa ra các tín hiệu nền kinh tế Mỹ sẽ "hạ cánh mềm" và lạm phát có dấu hiệu chững lại.
GDP của Anh tăng 0.4% so với tháng trước, vượt kỳ vọng 0.2%, hỗ trợ đồng bảng Anh. Dữ liệu CPI của Mỹ so với tháng trước thấp hơn dự kiến, gây áp lực lên đồng USD. EUR/USD đi ngang quanh mức 1.0867 do dữ liệu lạm phát và thất nghiệp Mỹ trái chiều.
Cặp tiền tệ này vẫn được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD, sau khi dữ liệu CPI Mỹ được công bố thấp hơn dự kiến và đợt bán tháo USD/JPY vào hôm qua. Thị trường đang đổ dồn sự chú ý vào dữ liệu lạm phát PPI của Mỹ trong tối nay.
EUR/USD đã leo lên mức cao nhất một tháng qua gần 1.0900, sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ công bố thấp hơn dự kiến. Ngoài ra, đồng Euro được hưởng lợi do lo ngại về khủng hoảng tài chính Pháp lan rộng đã vơi đi phần nào và triển vọng ECB cắt giảm lãi suất thấp hơn.
Hãy chuẩn bị cho sự biến động mạnh của thị trường! Báo cáo CPI được công bố vào thứ Năm này có thể châm ngòi cho một đợt cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hoặc đồng USD tăng vọt - tùy thuộc vào diễn biến tiếp theo của lạm phát. Liệu hy vọng Fed duy trì lập trường dovish có thành hiện thực?
Dữ liệu yếu của Mỹ từ tuần trước dẫn đến sự sụt giảm của đồng USD. Đồng thời, phát biểu "dovish" hơn của Fed làm tăng kỳ vọng về việc hạ lãi suất vào tháng 9. Chỉ số DXY hiện đối mặt với mức hỗ trợ quan trọng, với dữ liệu CPI và PPI sắp tới cùng các bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell trong tuần này sẽ là yếu tố chính tác động lên xu hướng.
Việc dự đoán xu hướng của đồng USD trong Q3 khá phức tạp do EUR chiếm tới 57.6% trọng số trong chỉ số DXY. Mặc dù EUR có thể phục hồi nhẹ trong Q3/2024, nhưng vẫn tồn đọng nhiều bất ổn. Đồng USD có thể sẽ giảm tiếp trong phần còn lại của quý nếu khả năng cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của Fed trở nên rõ ràng hơn. USD/JPY cũng có triển vọng tương tự.
Đồng USD giảm nhẹ sau khi biên bản họp FOMC thể hiện lập trường dovish hơn dự kiến. Đặt trong bối cảnh yên ắng của ngày lễ Quốc khánh Mỹ, thị trường có lẽ sẽ hướng sự chú ý nhiều hơn vào các diễn biến bên ngoài nền kinh tế này, đáng chú ý là bầu cử Anh, trước khi trở lại với báo cáo NFP ngày mai.
USD/JPY giảm nhẹ về gần mức 160.50 trong Á hôm nay, thu hẹp một phần đà tăng của ngày thứ Tư. Cặp tiền tệ này suy yếu bởi tâm lý né tránh rủi ro và sự can thiệp bằng ngôn từ của Nhật Bản, hỗ trợ đồng Yên. Sự chú ý của thị trường hiện nay đổ dồn vào khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ Nhật và dữ liệu kinh tế từ Mỹ.
Các nhà chức trách Nhật Bản đang phải đối mặt với một sự thật nghiệt ngã khi USDJPY nhanh chóng tăng qua các mốc quan trọng: Chỉ khi nào Fed nới lỏng chính sách thì USDJPY mới ngừng tăng - một điều mà Nhật Bản không thể kiểm soát.
NZD/USD gần như đi ngang do các nhà giao dịch thận trọng trước các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố trong tuần này. Các nhà phân tích của UOB Group dự đoán cặp tiền sẽ đi ngang trong khoảng 0.6100-0.6140. Trong khi đó, đồng USD vẫn được hỗ trợ bởi những bình luận hawkish từ các quan chức Fed.