Nhận định EUR/USD, GBP/USD, DXY: DXY phục hồi lên mức 104.50; liệu đà tăng có mở rộng hơn nữa?

Nhận định EUR/USD, GBP/USD, DXY: DXY phục hồi lên mức 104.50; liệu đà tăng có mở rộng hơn nữa?

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

16:17 12/07/2024

GDP của Anh tăng 0.4% so với tháng trước, vượt kỳ vọng 0.2%, hỗ trợ đồng bảng Anh. Dữ liệu CPI của Mỹ so với tháng trước thấp hơn dự kiến, gây áp lực lên đồng USD. EUR/USD đi ngang quanh mức 1.0867 do dữ liệu lạm phát và thất nghiệp Mỹ trái chiều.

Tổng quan thị trường

Vào ngày 11 tháng 7, thị trường tài chính chứng kiến những diễn biến đáng chú ý.

Tại Anh, báo cáo GDP hàng tháng cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng 0.4%, vượt xa dự đoán 0.2%, tạo động lực hỗ trợ cho đồng bảng Anh.

Trong khi đó, dữ liệu kinh tế Mỹ mang đến kết quả trái chiều. Lạm phát CPI Mỹ tháng 6 nhìn chung thấp hơn dự báo, với chỉ số CPI của Mỹ giảm 0.1% so với tháng trước trong tháng 6, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn ba năm. CPI toàn phần so với cùng kỳ năm trước tăng 3.0% trong tháng 6, thấp hơn mức tăng 3.3% trong tháng 5 và dự báo thị trường là 3.1%.

Tuy nhiên, số liệu thất nghiệp lại khả quan hơn với số đơn xin trợ cấp giảm xuống 222,000, tốt hơn dự đoán 236,000.

Trên thị trường ngoại hối, GBP/USD đóng cửa ở mức 1.2905, giảm nhẹ 0.08% bất chấp số liệu GDP tích cực, phản ánh áp lực từ các yếu tố thị trường vĩ mô. EUR/USD cũng giảm nhẹ 0.02% xuống 1.0867, trong khi Chỉ số DXU tăng không đáng kể 0.02% lên 104.517, cho thấy sự ổn định tương đối của đồng USD trước những dữ liệu kinh tế trái chiều.

Các sự kiện sắp tới

Ngày 12 tháng 7, EUR/USD sẽ chịu ảnh hưởng từ chỉ số WPI (Chỉ số giá bán buôn) của Đức dự kiến ở mức 0.2% và CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) chính thức so với tháng trước của Pháp được dự báo ở tăng 0.1%. Ngoài ra, Bản tin Quý của Ngân hàng Anh sẽ là tâm điểm chú ý đối với các nhà giao dịch GBP/USD.

Tại Mỹ, chỉ số PPI lõi so với tháng trước được dự đoán ở tăng 0.2%, và PPI toàn phần tăng 0.1% so với tháng trước. Những số liệu này, cùng với chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan dự kiến ở mức 68.5 và kỳ vọng lạm phát ở mức 3.0%, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY. Nếu dữ liệu PPI tốt hơn dự kiến có thể củng cố đồng USD, tác động đến EUR/USD và GBP/USD.

Chỉ số DXY

Biểu đồ DXY khung thời gian 2 giờ

Chỉ số DXY hiện đang ở mức 104.517, tăng 0.02%. Trên biểu đồ 2 giờ, điểm pivot là 104.493.

Các mức kháng cự tức thời của chỉ số là 104.628, 104.760 và 104.940 và các mức hỗ trợ là 104.335, 104.068 và 103.888.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đường EMA 50 ở mức 104.894 và đường EMA 200 ở mức 105.216. Triển vọng tăng được củng cố nếu chỉ số vượt qua mức 104.493.

EUR/USD

Biểu đồ EUR/USD khung thời gian 2 giờ

EUR/USD hiện đang được giao dịch ở mức 1.0867, giảm 0.02%. Trên biểu đồ 2 giờ, điểm pivot cho cặp tiền nằm tại mức 1.0859. Kháng cự tức thời xuất hiện tại 1.0886, sau đó là 1.0900 và 1.0917. Mức hỗ trợ của cặp tiền được tìm thấy tại 1.0844, 1.0830 và 1.0813.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đường EMA 50 ở mức 1.08342 và EMA 200 ở mức 1.07883. Nếu cặp tiền vượt qua mức 1.0859 sẽ củng cố đà tăng của EUR/USD.

GBP/USD

Biểu đồ GBP/USD khung thời gian 2 giờ

GBP/USD hiện đang được giao dịch ở mức 1.2905, giảm 0.08%. Trên biểu đồ 2 giờ, điểm pivot của cặp tiền nằm tại mức 1.28988 USD. Mức kháng cự tức thời là 1.2949, 1.2973 và 1.2999 và hỗ trợ gần nhất cho cặp tiền nằm tại 1.2869, tiếp theo là 1.2843 và 1.2815.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đường EMA 50 nằm ở mức 1.2838 và EMA 200 ở mức 1.2756. Triển vọng ngắn hạn cho cặp tiền vẫn là tăng nếu GBP/USD break-out thành công mức 1.2898.

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7. S&P 500 tăng 0.1%, trong khi Nasdaq 100 nhích lên 0.3%, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ và loạt báo cáo thu nhập quý II từ các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường tài chính châu Á đang chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh trước thềm bầu cử Thượng viện, phản ánh lo ngại về sự bất ổn chính trị và nguy cơ bùng nổ chi tiêu công, trong khi đồng Yên vẫn không được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dữ liệu tiêu dùng suy yếu, còn tâm lý người tiêu dùng Úc tiếp tục ảm đạm do lãi suất cao, khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất dâng cao. Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền rủi ro suy yếu, trong khi CHF và USD giữ vững vị trí, với EUR/GBP tiếp tục duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.
Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ phiên giảm điểm cuối tuần trước, kéo dài sang phiên giao dịch châu Á hôm nay. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini giảm 0.5%, chịu ảnh hưởng từ những lo ngại xoay quanh chính sách thuế quan mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ leo thang căng thẳng khi đe dọa áp thuế 30% lên Liên minh châu Âu—mức tăng đáng kể so với mức đề xuất 20% hồi tháng Tư, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại cải thiện trước hạn chót ngày 1 tháng 8.
EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

Khẩu vị rủi ro suy giảm nhẹ trong phiên châu Á vào phiên thứ Hai, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 30% lên hàng nhập khẩu từ EU và Mexico, bắt đầu từ ngày 1/8. Dù hợp đồng tương lai của Mỹ giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Á phản ứng khá dè dặt, phần lớn đang đánh giá động thái này trong bối cảnh EU vẫn duy trì việc tạm ngưng các biện pháp trả đũa.
Xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thuế quan Mỹ đe dọa các tuyến trung chuyển; Chỉ số Hang Seng ổn định

Xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thuế quan Mỹ đe dọa các tuyến trung chuyển; Chỉ số Hang Seng ổn định

Xuất khẩu Trung Quốc tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6 bất chấp các mức thuế của Mỹ, cho thấy khả năng chống chịu trước thềm các cuộc đàm phán thương mại. Thuế quan mới của Mỹ đối với Việt Nam (40%) và Indonesia (32%) nhằm làm gián đoạn chiến lược trung chuyển của Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng biến động khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu thương mại Trung Quốc cùng với những rủi ro thuế quan sắp tới.
Cổ phiếu Hồng Kông tăng mạnh nhờ kỳ vọng gói kích thích từ Trung Quốc, AUD/USD giữ xu hướng tăng

Cổ phiếu Hồng Kông tăng mạnh nhờ kỳ vọng gói kích thích từ Trung Quốc, AUD/USD giữ xu hướng tăng

Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,3% vào thứ Năm, ngày 10 tháng 7, đóng cửa tại mức kỷ lục mới 6,280 điểm. Tuy nhiên, tâm lý tích cực này không được duy trì trong phiên giao dịch châu Á, khi hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini đều giảm 0.3%, phản ánh tâm lý lo ngại trở lại xoay quanh các biện pháp thuế quan mới.
USD tăng giá khi Trump "dằn mặt" Canada, AUD/USD vẫn dẫn đầu

USD tăng giá khi Trump "dằn mặt" Canada, AUD/USD vẫn dẫn đầu

USD tăng giá trên diện rộng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục làm leo thang căng thẳng thương mại, áp thuế mới 35% đối với hàng nhập khẩu từ Canada. Ông viện dẫn các biện pháp trả đũa từ phía Canada cũng như cuộc khủng hoảng fentanyl làm lý do cho quyết định này, đồng thời cảnh báo sẽ áp thêm thuế nếu Ottawa đưa ra phản ứng cứng rắn hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ