Giá dầu tăng hơn 6%, chạm mức cao nhất kể từ năm 2008 vào thứ Hai sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu cân nhắc về lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga trong khi sự chậm trễ trong khả năng quay trở lại thị trường toàn cầu của dầu thô Iran đã làm dấy lên lo ngại nguồn cung thắt chặt.
Dầu Brent lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng $100/thùng kể từ năm 2014 trước sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng Nga/Ukraine, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng quan trọng của khu vực.
Dầu thô được coi là “New York của thị trường hàng hóa”: giống như thành phố đó, giá dầu thô không bao giờ ngủ. Trong chu kỳ 24 giờ hiện tại, có đến 4 câu chuyện đang ủng hộ cho kịch bản tăng lên $100/thùng trong những tuần tới.
Dầu thô chỉ còn cách ngưỡng cửa $100/thùng chỉ vài đồng lẻ trước tình hình khủng hoảng Ukraine leo thang; và giá hoàn toàn có thể vượt ngưỡng đó trong tuần này, nếu các bên không tìm được tiếng nói chung.
Giá Dầu đang hưng phấn vào đầu tuần và tâm lý tích cực có thể giúp dầu Brent đạt $90/thùng trước khi tháng Hai. Sự vững chắc của thị trường dầu gần như trái ngược hoàn toàn với sự bình lặng sáng nay của chứng khoán châu Á và thị trường kim loại.
Giá dầu hiện đã ổn định sau mức tăng lớn nhất trong năm nay, nhờ vào tâm lý “risk-on” và các ước tính cho thấy sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ của Mỹ.
Giá dầu tăng vào thứ Hai, kéo dài đà tăng từ thứ Sáu tuần trước, nhờ sự lạc quan ngày càng tăng rằng tác động của biến thể Omicron sẽ không đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu.
Dầu thô tăng giá vào thứ Ba sau khi phục hồi gần 5% phiên trước trước khi lo ngại về tác động của biến thể Omicron hạ nhiệt và các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran gặp trở ngại, trì hoãn nguồn cung dầu từ nước này.
Dầu thô lao dốc xuống mức thấp nhất trong 6 tuần phiên thứ Sáu tuần trước khi một lần nữa các biện pháp phong tỏa phòng dịch đặt dấu hỏi lên tương lai của nhu cầu, trong khi nguồn cung đang dần tăng trở lại.
Với cuộc họp của OPEC+ đã đi qua, giá dầu đang ổn định trước cuối tuần. Nó có thể sớm quay trở lại “chuyến tàu” tăng giá khi các yếu tố cơ bản của thị trường tiếp tục thể hiện sự vững chắc.
Các nhà sản xuất dầu đang chịu áp lực tăng nguồn cung từ các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn như Mỹ, Nhật và Ấn Độ để kiềm chế giá trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Mỹ đã đổ lỗi cho giá dầu cao hiện tại là do OPEC+ cắt giảm nguồn cung và tăng sản lượng dầu rất chậm, đe dọa sự phục hồi kinh tế trên toàn thế giới. Đầu tuần này Trung Quốc cũng đã thông báo giải phóng kho dự trữ nhiên liệu để tăng nguồn cung cho thị trường và hỗ trợ ổn định giá ở một số khu vực.