Sức ảnh hưởng của Nga lên thị trường hàng hóa Việt Nam

Sức ảnh hưởng của Nga lên thị trường hàng hóa Việt Nam

15:32 22/02/2022

Do căng thẳng vẫn đang cao trào, lệnh cấm vận của Nga đối với nhiều mặt hàng mà nước này xuất khẩu trên toàn thế giới có thể tác động tiêu cực tới giá cả khi tình trạng khan hiếm và giá tăng cao

Nga đứng đầu về sản xuất lúa mì
Nga đứng đầu về sản xuất lúa mì

Nga sản xuất nhiều nguyên liệu thô thiết yếu. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra thì có thể có những tác động đáng kể đến dòng chảy hàng hóa trên toàn thế giới.

Thị trường phản ánh tình hình kinh tế và địa chính trị. Hàng hóa là tài sản toàn cầu. Tình hình hiện tại có thể tác động đến giá cả và làm tăng đáng kể sự biến động của loại tài sản hàng hóa khi lạm phát đã đẩy giá lên mức cao nhất trong nhiều năm và trong một số trường hợp là mức cao nhất mọi thời đại.

Nga đóng vai trò chủ đạo khi lượng tồn kho và sản lượng giảm đã chuyển giao quyền định giá xăng dầu cho các-ten. Động thái tính toán và chiến lược của Tổng thống Putin trong việc nắm bắt và hợp tác với OPEC đã khiến Nga trở thành một lực lượng có ảnh hưởng và nhân tố chi phối trong ngành hàng năng lượng của thế giới.

Đối với mặt hàng nông sản, Nga là nước đứng đầu về sản xuất lúa mì khi chiếm gần 24% lượng lúa mì đi khắp thế giới. Xuất khẩu của Nga gần gấp đôi so với Canada và Mỹ-những nước xuất khẩu lúa mì đứng thứ hai và thứ ba thế giới.

Nga cũng là nước dẫn đầu về xuất khẩu phân bón. Phân bón là nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với những người nông dân trồng các loại cây cung cấp cho thế giới. Cụ thể, Nga sản xuất Ure đứng đầu thế giới, sản xuất kali và phân đạm đứng thứ 2 và thứ 4 trên thế giới. Trong những tháng qua, giá phân bón tăng chóng mặt. Ngoài ra, Nga cũng là nước sản xuất sắt thép, vàng và các kim loại quý khác, và gỗ hàng đầu.

Khi thế giới đối mặt với khả năng Nga xâm nhập Ukraine, Mỹ và Châu Âu đã cảnh báo rằng Tổng thống Putin và Nga sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nếu chiến tranh nổ ra. Do căng thẳng vẫn đang cao trào, lệnh cấm vận của Nga đối với nhiều mặt hàng mà nước này xuất khẩu trên toàn thế giới có thể tác động tiêu cực giá cả khi tình trạng khan hiếm và giá tăng cao. Hơn nữa, chiến tranh sẽ làm gia tăng các vấn đề hậu cần vì các tuyến đường vận chuyển có thể trở nên nguy hiểm. Các cảng Biển Đen, một bến vận chuyển chính cho lúa mì và các mặt hàng khác, được bao quanh bởi Romania, Bulgaria, Georgia, Moldova, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine. Chiến tranh trong khu vực có thể gây ra tình trạng thiếu lúa mì trong những tháng và năm tới.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và các lệnh trừng phạt nghiêm khắc sẽ gây ra những hậu quả trên diện rộng đối với các thị trường hàng hóa. Giá dầu thô, lúa mì, nhôm, palladium, phân bón và các nguyên liệu thô khác có thể trở nên rất biến động trong những ngày, tuần và tháng tới. Động thái của Tổng thống Putin sẽ quyết định xem liệu sự gián đoạn nguồn cung có chi phối hành động giá hay không.

Barchart

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.