Nội bộ của chính quyền Donald Trump đang "lục đục"?

Nội bộ của chính quyền Donald Trump đang "lục đục"?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:40 06/01/2025

Liên minh chính trị giữa Donald Trump, Elon Musk và phong trào Maga đang đối mặt với rạn nứt sâu sắc xung quanh vấn đề thị thực H-1B. Trong khi Thung lũng Silicon ủng hộ loại thị thực này để thu hút nhân tài quốc tế, nhóm Maga lại phản đối kịch liệt vì lo ngại ảnh hưởng đến lao động Mỹ.

Sriram Krishnan, người Mỹ gốc Ấn Độ và cố vấn chính sách cấp cao mới của Donald Trump về trí tuệ nhân tạo, đang làm dấy lên tranh cãi trong nội bộ liên minh Trump. Với mối quan hệ thân thiết với Elon Musk, Krishnan ủng hộ việc mở rộng thị thực H-1B, vốn giúp các công ty công nghệ Mỹ tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng cao. Tuy nhiên, quan điểm này khiến nhóm Maga (Make America Great Again) – những người ủng hộ chính sách bảo hộ lao động Mỹ – phản đối dữ dội, vì họ cho rằng H-1B làm giảm lương và cơ hội việc làm cho người Mỹ.

Trong khi Silicon Valley phụ thuộc vào chương trình thị thực này do thiếu lao động công nghệ cao ở Mỹ, thì nhóm Maga lại phản đối chúng, không chỉ vì chúng ưu tiên lao động nước ngoài mà còn có thể làm giảm mức lương của lao động công nghệ Mỹ. Theo một bài nghiên cứu năm 2020 của Viện Chính sách Kinh tế thiên tả, 60% thị thực H-1B tại 30 công ty hàng đầu trả mức lương thấp hơn đáng kể so với mức trung bình địa phương cho các công việc tương ứng. Quan điểm của Donald Trump về H-1B thay đổi theo thời gian. Năm 2016, ông chỉ trích mạnh mẽ, gọi đây là “chương trình lao động giá rẻ”. Tuy nhiên, hiện tại, ông dường như đã chuyển sang ủng hộ thị thực này, cho thấy sự mâu thuẫn trong chính sách và quan điểm của ông.

Cuộc tranh cãi giữa Elon Musk và nhà hoạt động cực hữu Maga Laura Loomer về thị thực H-1B đã làm nổi bật sự phân hóa trong phong trào Trump. Loomer viết trên X:"Đất nước chúng ta được xây dựng bởi người châu Âu da trắng… chứ không phải bởi những kẻ xâm lược từ Ấn Độ. Việc chúng ta quay lại các chính sách Maga nguyên bản không phải là phân biệt chủng tộc. Tôi đã bầu để giảm thị thực H-1B."

Trong khi đó, Elon Musk đã có một tuyên bố mạnh mẽ bảo vệ thị thực H-1B, khẳng định rằng chính những lao động nước ngoài có kỹ năng cao là yếu tố quan trọng giúp các công ty như Tesla và SpaceX phát triển và củng cố vị thế của Mỹ trong ngành công nghệ. Musk chỉ ra rằng nếu không có họ, nhiều công ty sẽ không thể vươn lên mạnh mẽ như hiện nay. Với thái độ quyết liệt, ông thẳng thừng phản bác những người chống lại thị thực H-1B, thể hiện sự không hài lòng qua lời lẽ cứng rắn, cho thấy ông sẵn sàng đứng vững trong cuộc chiến này.

Laura Loomer muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động Mỹ trước sự cạnh tranh toàn cầu. Cô phản đối việc thu hút lao động nước ngoài qua thị thực H-1B vì lo ngại điều này sẽ làm giảm cơ hội việc làm và lương của người lao động bản địa, đặc biệt trong ngành công nghệ. Vấn đề này phản ánh một thực tế đáng lo ngại: chính phủ Mỹ đã không chú trọng đủ vào việc hỗ trợ lao động trong nước, đặc biệt là trong ngành sản xuất từ những năm cuối thập niên 1980.

Tuy nhiên, Musk cũng đưa ra một lập luận hợp lý khi khẳng định rằng Mỹ cần thêm nhiều kỹ sư để phát triển ngành công nghệ, trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực có trình độ cao. Thành công của Musk và nhiều doanh nhân khác trong Silicon Valley là minh chứng cho một trong những điểm mạnh lớn nhất của Mỹ: sự cởi mở đối với người nhập cư, đặc biệt là những người tài năng, góp phần vào sự thịnh vượng và đổi mới trong nền kinh tế và công nghệ Mỹ.

Mặc dù Donald Trump đã đạt được mục tiêu lớn nhất là đắc cử Tổng thống, nhưng những bất đồng về các vấn đề cốt lõi như nhập cư, quốc phòng, việc làm và tự do ngôn luận đang dần trở lớn hơn. Liên minh chính trị của ông đang có nhiều quan điểm đối lập mạnh mẽ, đặc biệt là khi liên quan đến chính sách và định hướng tương lai của nước Mỹ. Sự phân hóa này cho thấy liên minh của Trump khó có thể duy trì sự đoàn kết khi các vấn đề then chốt không còn chung một hướng.

Đảng Dân chủ đã nhanh chóng nhận ra cơ hội từ cuộc tranh cãi giữa Elon Musk và Laura Loomer về thị thực H-1B. Trong bài báo của một nhóm luật sư, doanh nhân và học giả, họ cho rằng mâu thuẫn hiện tại có thể chính là là cơ hội để xây dựng liên minh với các nhóm bất mãn trong Đảng Cộng hòa. Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quan chức và cựu quan chức cánh tả, cũng như các học giả, viện nghiên cứu và cố vấn công đoàn. Các nhóm này chỉ trích Elon Musk về việc thúc đẩy thị thực H-1B, cho rằng ông không nhằm thu hút những lao động tài giỏi mà chủ yếu là tìm kiếm "lao động rẻ hơn". Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một đại diện của cánh tả, đã lên tiếng chỉ trích Musk, cáo buộc ông đẩy mạnh thị thực H-1B không phải để nâng cao chất lượng nhân lực mà là để giảm chi phí lao động. Đặc biệt, mối quan hệ kinh doanh của Musk với Trung Quốc và các trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nhận về nhiều quan điểm trái chiều.

Cuộc chiến giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ để thu hút và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp lao động sẽ trở thành một trong những cuộc chiến chính trị quan trọng nhất trong tương lai gần. Tầng lớp lao động, một bộ phận lớn trong xã hội, đã trở thành trọng tâm trong các chiến lược chính trị của cả hai đảng. Việc các đảng này đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi lao động, cải thiện điều kiện làm việc và giảm thiểu bất công xã hội sẽ là yếu tố quyết định trong việc giành được sự ủng hộ của người lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử trong vòng bốn năm tới mà còn có thể tác động đến tương lai dài hạn của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump đã đề xuất một sáng kiến táo bạo: thành lập "Học viện Hoa Kỳ", một trường đại học trực tuyến miễn phí nhằm cung cấp các khóa học trình độ cao và chấp nhận tín chỉ chuyển từ các trường đại học khác. Mục tiêu của sáng kiến này là giúp giảm gánh nặng học phí và nợ sinh viên, vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Mỹ. Dù Trump thường xuyên bị chỉ trích, ý tưởng này lại nhận được sự đánh giá tích cực từ Tạp chí Washington Monthly, một tạp chí thiên tả, vì khả năng giải quyết vấn đề học phí cao và nợ sinh viên.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Trung ương sẽ làm gì khi token thay thế tiền tệ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương sẽ làm gì khi token thay thế tiền tệ?

Với việc các sản phẩm đầu tư phổ biến ngày càng tìm được "ngôi nhà" thứ hai trên blockchain, đây là thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi về vai trò của các ngân hàng trung ương nếu mọi thứ họ đã học được khi giám sát hoạt động ghi sổ kép trong 350 năm qua trở nên lỗi thời.
Tin tức XRP hôm nay: Lạc quan về pháp lý đẩy giá XRP—Liệu $3.00 có phải là đích đến tiếp theo? BTC đạt $107k
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức XRP hôm nay: Lạc quan về pháp lý đẩy giá XRP—Liệu $3.00 có phải là đích đến tiếp theo? BTC đạt $107k

XRP tăng 3.18% vào ngày 18/5 khi các nhà đầu tư đặt cược vào kết quả thuận lợi cho vụ kiện Ripple và các phê duyệt ETF XRP-spot đang chờ xử lý. Cuộc chiến pháp lý của XRP vẫn tiếp diễn khi Thẩm phán Torres bác bỏ yêu cầu phán quyết mang tính chỉ dẫn của SEC, làm tăng thêm sự không chắc chắn về mặt thủ tục. Bitcoin tăng 3.14% khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc bỏ phiếu của Đạo luật GENIUS, có thể định hình lại luật tiền điện tử tại Hoa Kỳ.
Tin tức dầu mỏ: Liệu tồn kho tăng và dự báo dư cung có kéo giá giảm trong tuần tới?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức dầu mỏ: Liệu tồn kho tăng và dự báo dư cung có kéo giá giảm trong tuần tới?

Giá dầu thô tăng 2.35% trong tuần này, nhưng các nhà giao dịch vẫn thận trọng vì nguồn cung tăng đã hạn chế đà tăng giá. Tăng trưởng sản lượng của OPEC+ và khả năng Iran quay trở lại thị trường toàn cầu gây thêm áp lực lớn cho triển vọng dầu thô. Việc tồn kho 3.5 triệu thùng của Hoa Kỳ đã khiến các nhà giao dịch ngạc nhiên và đặt ra những câu hỏi mới về khả năng phục hồi của nhu cầu.
Nhận định hàng tuần về JPY: PMI dịch vụ và lạm phát là yếu tố chính quyết định triển vọng lộ trình lãi suất của BoJ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định hàng tuần về JPY: PMI dịch vụ và lạm phát là yếu tố chính quyết định triển vọng lộ trình lãi suất của BoJ

USD/JPY kéo dài chuỗi tăng sau khi thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung thúc đẩy tâm lý rủi ro và nâng cao nhu cầu USD. Chỉ số PMI dịch vụ và dữ liệu lạm phát của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến lập trường chính sách của BoJ và tác động đến nhu cầu JPY trong tuần giao dịch này. Chỉ số PMI dịch vụ và dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ có thể tác động đến kỳ vọng về lãi suất của Fed và quỹ đạo ngắn hạn của USD/JPY.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ