Những dấu hiệu lạm phát nào của Mỹ có thể khiến Fed thay đổi lập trường chính sách?

Những dấu hiệu lạm phát nào của Mỹ có thể khiến Fed thay đổi lập trường chính sách?

09:21 13/05/2021

Mội mức tăng CPI lớn hơn dự kiến ​​đã khiến các nhà đầu tư tăng cao cảnh giác về việc nhiều dấu hiệu của áp lực lạm phát có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất

Những dấu hiệu lạm phát nào của Mỹ có thể khiến Fed thay đổi lập trường chính sách?
Những dấu hiệu lạm phát nào của Mỹ có thể khiến Fed thay đổi lập trường chính sách?

Một số nhà đầu tư cho biết báo cáo chỉ số giá tiêu dùng được công bố hôm thứ Tư không đủ để thúc đẩy Fed thay đổi lộ trình của mình. Tuy nhiên, tin tức này đã làm chao đảo các thị trường do nó dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế đang tiến dần đến nguy cơ lạm phát tăng cao hơn trong thời gian dài.

Peter Tuz - chủ tịch của Chase Investment Counsel ở Charlottesville, cho biết: "Lập luận là liệu đợt lạm phát lần này chỉ là nhất thời hay sẽ tồn tại lâu dài?"

"Điều này rõ ràng khiến thị trường suy nghĩ rằng có thể Fed sẽ phải thay đổi chính sách nới lỏng của mình sớm hơn dự kiến."

Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đã đóng cửa với mức giảm khoảng 2% mỗi (.SPX) sau báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0.8% so với tháng trước - mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2009. Chỉ số CPI lõi  (không bao gồm chỉ số nhóm thực phẩm và năng lượng) tăng 0.9%.

"Cao hơn kỳ vọng nhưng vẫn chưa quá cao", Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại Oxford Economics ở New York, nói về nền kinh tế. "Fed sẽ không thay đổi chính sách đối với bất kỳ dữ liệu báo cáo nào nên tôi sẽ không mong đợi sự "ra tay" của Fed từ đây."

Các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý của họ đến các báo cáo kinh tế sắp tới, có thể lấp đầy bức tranh lạm phát, đặc biệt là dữ liệu giá sản xuất của Mỹ cho tháng 4 vào thứ Năm. Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát bán buôn sẽ tăng như hồi tháng Ba.

Ngoài ra, doanh số bán lẻ tháng 4, số liệu tồn kho sản xuất công nghiệp và kinh doanh sẽ được phát hành vào thứ Sáu.

Những người theo dõi lạm phát tự hỏi liệu sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 có đang bắt đầu giảm tốc nhanh hay không. Ngày càng nhiều người dân Mỹ được tiêm chủng  và nhiều bang đang dỡ bỏ các hạn chế đối với các doanh nghiệp. Các khoản trợ cấp trong gói kích thích đã được gửi đến các hộ gia đình đủ điều kiện vào tháng 3, giúp thúc đẩy nhu cầu.

Tuy nhiên, những bằng chứng không thực sự rõ ràng. Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu cho thấy tăng trưởng việc làm của Hoa Kỳ bất ngờ chậm lại trong tháng Tư, nói chung là một dấu hiệu của sự hạ nhiệt!

Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết hôm thứ Tư rằng, nó sẽ mất "một thời gian" trước khi nền kinh tế Mỹ hồi phục đủ mạnh để Fed xem xét việc thắt chặt trở lại các chính sách và ông hy vọng việc tăng giá chỉ là tạm thời.

Lạm phát sẽ cao trong một thời gian dài? 

Một số nhà đầu tư lưu ý rằng phản ứng của trái phiếu kho bạc đối với báo cáo CPI sẽ nhẹ nhàng hơn so với chứng khoán, cho thấy các chuyên gia theo dõi lãi suất không dự đoán Fed sẽ thắt chặt các điều kiện kinh tế. 

Patrick Leary - chiến lược gia trưởng thị trường và nhà giao dịch cấp cao tại Incapital ở Minneapolis, cho biết: “Những đợt tăng giá này vẫn chỉ là nhất thời .... (Nếu không,) thị trường trái phiếu nên có phản ứng mạnh hơn ( nhưng thực tế không phải như vậy!). 

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 7.1 điểm cơ bản lên 1.695% vào cuối ngày thứ Tư sau khi tăng lên 1.697% - mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 4 và đang trên đà đạt mức tăng lớn nhất trong ngày kể từ ngày 18 tháng 3.

Lo lắng về khả năng tăng lạm phát và lãi suất đã ảnh hưởng đến một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trưởng gần đây. Động thái này được tiếp diễn vào thứ Tư, với việc Nasdaq dẫn đầu mức giảm trong số ba chỉ số cổ phiếu chính.

Câu hỏi giữa các nhà đầu tư là " Liệu lãi suất sẽ được giữ ở mức gần 0 trong bao lâu?" Quincy Krosby, giám đốc chiến lược thị trường tại Prudential Financial ở Newark, New Jersey cho biết.

Bà cho biết: “Một dữ liệu mới được công bố sẽ không thay đổi quan điểm của Fed và họ sẽ cần thêm nhiều dữ liệu khác để điều đó xảy ra, bao gồm "dữ liệu cho thấy lạm phát có khả năng tăng cao hơn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đạt đến giai đoạn đó do hiện nền kinh tế chỉ đang hồi phục."

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ