Nhật Bản cần gì ở vị Thủ tướng tiếp theo?

Nhật Bản cần gì ở vị Thủ tướng tiếp theo?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

09:30 16/08/2024

Người kế nhiệm Fumio Kishida phải thể hiện hy vọng và sự tự tin khi đối mặt với những thách thức

Thật khó để không thấy trong quyết định không tái tranh cử nhiệm kỳ Thủ tướng Nhật Bản của Fumio Kishida những điểm tương đương với việc Joe Biden rút lui khỏi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Cả hai người đều đã vật lộn để dành được sự ủng hộ của công chúng, cản trở triển vọng bầu cử của Đảng mình và bị hạn chế khả năng điều hành. Nhật Bản là một quốc gia mà sự chú ý đến nghĩa vụ được coi trọng, Kishida đã ra đi một cách lặng lẽ và theo ý muốn của riêng mình.

Ông để lại một di sản chính trị khiêm tốn. Về kinh tế, bất chấp lời hùng biện của mình, Kishida đã đưa ra nhiều sự tiếp nối hơn là thay đổi so với các chính sách của người tiền nhiệm, Shinzo Abe. Chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng. Nhật Bản đã hấp thụ lạm phát từ phần còn lại của thế giới, với cái giá phải trả là việc đồng Yên suy yếu mạnh và gây ảnh hưởng đến mức sống của người dân.

Trên trường quốc tế, không bị gánh nặng bởi chủ nghĩa dân tộc gay gắt của Abe, Kishida đã có thể cải thiện mối quan hệ trong khu vực, với sự giúp đỡ của một Thủ tướng bảo thủ ở Seoul và một ban lãnh đạo Bắc Kinh có nhiều vấn đề lớn hơn cần lo lắng. Về quốc phòng, Kishida đã đưa Nhật Bản xa rời chủ nghĩa hòa bình và hướng tới hợp tác quân sự tích cực với Hoa Kỳ; ông đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 1.6% GDP, một sự thay đổi có ý nghĩa, mặc dù người kế nhiệm ông sẽ phải tìm nguồn lực để duy trì nó.

Sự thay đổi lớn nhất dưới thời Kishida là trong chính trường Nhật Bản. Nhiệm kỳ của ông bị ảnh hưởng bởi một vụ bê bối phức tạp và kéo dài về chính trị, cuối cùng dẫn đến việc giải tán hầu hết các phe phái cũ trong đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông, sự sụp đổ của một số chính trị gia cấp cao và sự phẫn nộ rộng rãi trong công chúng Nhật Bản với việc kinh doanh như thường lệ. Hậu quả là một cuộc bầu cử bất thường để thay thế Kishida làm lãnh đạo LDP.

Những thách thức của Nhật Bản như nợ công lớn, dân số già và các láng giềng không thân thiện có nghĩa là có rất ít phạm vi cho những thay đổi lớn về chính sách. Bây giờ lạm phát đang ở mức mục tiêu và lãi suất đang tăng, Thủ tướng tiếp theo sẽ cần khôi phục kỷ luật tài khóa, nhưng không quá nhanh để đè bẹp nền kinh tế cũng như cần duy trì liên minh với Hoa Kỳ, có thể là với một Donald Trump ngoan cố trở lại Nhà Trắng. Về mặt chính trị, người kế nhiệm vị trí đứng đầu LDP sẽ cần phải chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, chậm nhất là phải tổ chức vào tháng 10 năm 2025.

Trên hết, nhà lãnh đạo Nhật Bản cần thể hiện hy vọng, sự lạc quan và sự tự tin khi đối mặt với những thách thức lớn này. Junichiro Koizumi và Abe, hai thủ tướng Nhật Bản cuối cùng trước Kishida đã tìm ra cách để làm điều này. Kishida chưa bao giờ thực sự làm được điều đó. Để mang lại cho Thủ tướng tiếp theo cơ hội tốt nhất có thể, điều quan trọng là phải khiến cuộc bầu cử lãnh đạo diễn ra công khai rộng rãi, chứ không phải là một sự sắp đặt đằng sau hậu trường. Sau vụ bê bối tài trợ, Nhật Bản cần một nhà lãnh đạo tốt hơn là một người yếu đuối chịu ơn những người lão thành trong đảng.

Có rất nhiều ứng cử viên đáng tin cậy, bao gồm những người từng được Abe bảo trợ như Toshimitsu Motegi và Katsunobu Kato; các bộ trưởng giàu kinh nghiệm với tính cách độc lập như Taro Kono và Shigeru Ishiba; hoặc Sanae Takaichi, người tiên phong của cánh hữu LDP, người sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Nhưng khả năng thú vị nhất là sự thay đổi thế hệ. Hai ứng cử viên tiềm năng — Shinjiro Koizumi, con trai của Junichiro, và Takayuki Kobayashi — đều ở độ tuổi bốn mươi và sẽ là thủ tướng trẻ nhất sau chiến tranh. Nếu họ tin rằng họ có thể tự mình chạy đua và giành chiến thắng mà không cần đưa ra quá nhiều lời hứa để đổi lấy phiếu bầu, họ nên ứng cử.

Kishida có những đức tính và khuyết điểm của một thủ tướng LDP truyền thống. Nhà lãnh đạo tiếp theo có cơ hội phá vỡ khuôn mẫu.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ