Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tham gia vòng đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Moscow và Kyiv lần đầu tiên sau ba năm, dự kiến tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Việc vắng mặt các lãnh đạo hàng đầu làm dấy lên hoài nghi về khả năng đạt được bước tiến lớn, dù cả hai bên đều cử các phái đoàn cấp cao tham dự.
Thị trường tài chính Mỹ vừa phát đi thông điệp dứt khoát: Nhà đầu tư ủng hộ thương mại, không ủng hộ thuế quan. Chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng mạnh hôm thứ Hai sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận “đình chiến” 90 ngày. Đây được xem là lời cảnh báo rõ ràng cho Nhà Trắng rằng các đòn áp thuế liên tiếp đang gây tổn thương lòng tin thị trường.
Thỏa thuận tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm cắt giảm thuế quan trong vòng 90 ngày đã làm dấy lên hy vọng rằng cuộc chiến thương mại tồi tệ nhất của Mỹ sắp kết thúc. Tuy nhiên, đây chưa phải là một “đột phá” thực sự. Rủi ro kinh tế vẫn còn hiện hữu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục chật vật đối phó.
Thỏa thuận bất ngờ giữa Trung Quốc và Mỹ về việc hạ thuế quan đã làm nổi bật vai trò của đội ngũ đàm phán cấp cao Bắc Kinh – những gương mặt chính trị máu mặt và dày dặn kinh nghiệm thực chiến, hỗ trợ sát cánh bên Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người được coi là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco – bà Mary Daly – khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì sức mạnh ổn định, cho phép Fed giữ lập trường kiên nhẫn trong việc điều chỉnh lãi suất, giữa lúc các chính sách của chính quyền Trump còn tiềm ẩn nhiều bất định.
Theo các nhà phân tích tại BofA, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ không rơi vào suy thoái, mặc dù rủi ro suy thoái vẫn ở mức cao bất chấp thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hồi đầu tuần này.
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch sáng thứ Tư, khi tâm lý thị trường trở nên thận trọng trước khả năng tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng mạnh, trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào tối cùng ngày.
Giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang khát khao những tín hiệu tích cực, báo cáo lạm phát tháng 4 đã mang đến một tia hy vọng: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước – mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.
Washington đang chứng kiến một bước ngoặt đáng chú ý trong lập trường đối ngoại của chính quyền Trump đối với cuộc chiến tại Ukraine – và lần này, sự kiên nhẫn không còn dành cho Moscow.