Nhân dân tệ suy yếu trước sự im lặng của PBOC

Nhân dân tệ suy yếu trước sự im lặng của PBOC

10:20 06/06/2023

Nhân dân tệ có thể sẽ giảm sâu hơn do ngân hàng trung ương đã hành động rất ít, ngay cả sau khi đồng tiền này trượt xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.

Không khó hiểu khi nhân dân tệ suy yếu trước sự phục hồi kinh tế bấp bênh của Trung Quốc và phân kỳ chính sách với Mỹ. Tốc độ giảm của đồng tiền vẫn duy trì, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh không cấp thiết hỗ trợ đồng tiền này.

Nếu tiếp tục suy yếu, CNY có thể giảm về vùng đáy năm ngoái tại 7.3280 đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2007, nhưng khả năng giảm về đây khó xảy ra. Wang Shengzu, giám đốc quản lý tài sản toàn cầu tại Haitong International Securities ở Hồng Kông cho rằng đồng nhân dân tệ đang giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Trung Quốc đang tiến tới chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt với can thiệp tối thiểu, và tốc độ mất giá chung của đồng nhân dân tệ có thể chấp nhận được vì các nhà hoạch định chính sách cho rằng điều đó là lành mạnh. Đồng tiền mất giá không phải là điều xấu khi nhu cầu xuất khẩu suy yếu.

Các doanh nghiệp hiện đang ưu tiên nắm giữ CNY hơn USD, và mùa trả cổ tức sắp tới và thâm hụt thương mại dịch vụ sẽ gây áp lực lên nhân dân tệ trong ngắn hạn. Dù vậy, đồng nhân dân tệ khó có thể suy yếu qua mức 7.3 trừ khi USD tăng mạnh. Đỉnh năm ngoái của USDCNY là một kháng cự mạnh

Phía chức trách vẫn đang đứng ngoài. Có thể sẽ có những động thái chính thức để làm chậm đà giảm nếu nhân dân tệ tiếp tục giảm sâu hơn, Becky Liu, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered ở Hồng Kông cho biết.

Chênh lệch lợi suất ngày càng lớn, tăng trưởng chậm lại và kỳ vọng Fed tăng lãi suất nhiều hơn có thể sẽ tiếp tục đè nặng lên đồng nhân dân tệ trong thời gian tới. Về chính sách ngoại hối, có thể có nhiều can thiệp bằng lời nói hơn, nhưng không có cơ hội thay đổi chính sách.

Chỉ số CFETS RMB vẫn cao hơn 2% so với mức trung bình trong lịch sử và với việc chính quyền lo ngại về việc xuất khẩu suy yếu, đây không phải là tình hình xáu nếu đồng nhân dân tệ giảm một cách có trật tự. Nếu CPI của Trung Quốc âm trong tháng 5, kỳ vọng cắt giảm lãi suất sẽ tăng lên.

Đồng nhân dân tệ có thể vẫn chịu áp lực ở mức khoảng 7.1/ đô la trừ khi dữ liệu của Trung Quốc được cải thiện hoặc chính phủ công bố gói kích thích táo bạo, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản. Có vẻ như đợt kích thích thứ hai hoặc hành động chính sách sau khi loại bỏ chính sách Chính sách Covid-0 vào năm ngoái sẽ là cần thiết để duy trì việc Trung Quốc mở cửa trở lại thương mại, theo Peiqian Liu, nhà kinh tế châu Á tại FIL Investment Management ở Singapore.

PBOC hiện không quá khó chịu với đồng nhân dân tệ và có thể sẽ đứng ngoài cuộc nếu đà giảm này có trật tự và phù hợp với các đồng tiền khác. Ngân hàng trung ương có thể ưu tiên các điều kiện trong nước khi nới lỏng chính sách tiền tệ và sự suy yếu của nhân dân tệ sẽ không phải là trở ngại lớn. Khả năng hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong những tháng tới đang tăng lên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ