Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển dịch sang châu Á trong tương lai?

Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển dịch sang châu Á trong tương lai?

21:06 20/07/2020

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và IMF, các nước châu Á dự kiến sẽ chiếm phần lớn trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới theo quy mô GDP vào năm 2024, theo Katharina Buchholz đến từ Statista, hạ thấp triển vọng của các cường quốc châu Âu trong tương lai.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ những năm 1990, trong khi Ấn Độ và Indonesia gần đây thậm chí còn lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự kiến sẽ đạt thứ hạng lần lượt là 3 và 5 vào năm 2024. Nhật Bản, một nền kinh tế phát triển, dự kiến sẽ rơi về hạng 4 vào năm 2024, trong khi Nga sẽ tăng lên hạng 6.

Tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển là một trong lý do cho sự dịch chuyển GDP qua lục địa. Trong khi Trung Quốc là hậu phương của sự tăng trưởng từ đầu thế kỷ 21 tới nay, quốc gia này dự báo sẽ phải chịu áp lực từ dân số già, gây thiệt hại nặng nề cho tiêu dùng. Indonesia, cùng với Philippines và Malaysia, dự kiến sẽ gia tăng lực lượng lao động đáng kể trong những năm tới, góp phần tăng thu nhập trung bình khả dụng, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Các công ty đa quốc gia châu Á, như Huawei của Trung Quốc và Tata của Ấn Độ đang dần lớn mạnh trong thế kỷ này, và dự kiến những công ty như thế sẽ tiếp tục xuất hiện rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng ở châu Á cũng đi kèm với một loạt vấn đề của riêng mình, như sự phân chia ngày càng tăng nhanh giữa thu nhập ở nông thôn và thành thị, suy thoái môi trường và những thách thức mới đối với quản trị và thể chế, theo FAO.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ