Muốn biết lạm phát sẽ đi về đâu? Hãy quan sát lợi suất TPCP Mỹ

Muốn biết lạm phát sẽ đi về đâu? Hãy quan sát lợi suất TPCP Mỹ

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

08:00 25/10/2021

Mức chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ cho thấy quan điểm của thị trường đối với vấn đề lạm phát hiện tại

Lạm phát vẫn đang là chủ đề nóng hiện tại
Lạm phát vẫn đang là chủ đề nóng hiện tại

Chủ đề hiện đang nóng nhất lúc này đó là liệu lạm phát có trở nên dai dẳng hay chỉ là nhất thời và cuối cùng sẽ đưa chúng ta trở lại giai đoạn giảm phát. Tôi thường theo dõi chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 và 5 năm như một chỉ báo hữu hiệu cho lạm phát.

Các NHTW rõ ràng đều nhận thức rõ vấn đề của lạm phát. Và mặc dù Fed vẫn tiếp tục nói rằng lạm phát chỉ là tạm thời, giọng điệu của cơ quan này đang ngày càng thắt chặt hơn. Trên thực tế, động thái của Fed có vẻ hơn trễ so với những người đồng nghiệp khác. Các NHTW từ New Zealand tới Canada hay Na Uy đều đã bắt đầu thu hẹp nới lỏng. NHTW Anh có thể sẽ là người hành động tiếp theo. Hiện chỉ có ECB vẫn đang giữ quan điểm nới lỏng hơn so với Fed.

Tôi vẫn thường khẳng định rằng giảm phát vẫn đang là một mốt đe dọa bởi Fed có thể sẽ thắt chặt mạnh mẽ nếu bị bỏ lại phía sau hoặc lạm phát gây ra sự sụp đổ của tổng cầu. Để đo lường rủi ro từ cả lạm phát và giảm phát, tôi sẽ sử dụng chênh lệch lợi suất kỳ hạn 2 và 5 năm làm tham chiếu.

Chênh lệch trên biểu thị sức chịu đựng của nền kinh tế và chính sách của Fed. Nó mang tới cho chúng ta quan điểm của thị trường về khả năng tăng lãi suất trong vài năm tới cũng như khả năng cắt giảm trở lại sau đó. Do vậy, khi Fed tăng lãi suất hoặc thu hẹp nới lỏng, chênh lệch lợi suất sẽ giảm. Và khi nền kinh tế tăng tốc, cho dù lãi suất không thay đổi, mức chênh lệch này cũng giảm xuống.

Ngược lại, chênh lệch thường tăng lên khi Fed cắt giảm lãi suất hoặc triển khai QE. Một ngoại lệ đó là vào năm 2013 với sự kiện "taper tantrum".

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy chênh lệch lợi suất đang có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh hiện tại, để giảm phát trở thành mối lo ngại chính, nền kinh tế cần phải trở nên nguội lạnh, thậm chí gần suy thoái. Và khi đó Fed sẽ phải gia tăng nới lỏng như một hệ quả tất yếu. Đây không phải là điều khiến cho chênh lệch lợi suất tăng lên. Mặt khác, nếu lạm phát là một vấn đề dài hạn, Fed sẽ phải sớm nâng lãi suất và điều này cũng sẽ không khiến chênh lệch lợi suất mở rộng.

Vậy điều gì đang thực sự xảy xa? Đó là khi nền kinh tế ở trong tình trạng không quá nóng để lạm phát gây áp lực lên việc tăng lãi suất hay quá nguội lạnh để lo lắng về giảm phát. 

Hiện chênh lệch lợi suất vẫn còn cách khoảng 75 điểm cơ bản so với mức đỉnh của chu kỳ. Chênh lệch sẽ tiếp tục tăng lên nếu như áp lực lạm phát giảm bớt và Fed giữ nguyên kế hoạch của mình. Sau đó Fed sẽ dịch chuyển kế hoạch nâng lãi suất từ ngắn hạn sang trung dài hạn. Tuy nhiên nếu lạm phát trở thành một mối lo trong dài hạn, chênh lệch lợi suất sẽ giảm mạnh do Fed đẩy nhanh thời điểm tăng lãi suất 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ