Mức tăng trưởng vượt trội của Trung Quốc sẽ chưa thể mang tới tầm ảnh hưởng chính sách tương đương trên toàn cầu

Mức tăng trưởng vượt trội của Trung Quốc sẽ chưa thể mang tới tầm ảnh hưởng chính sách tương đương trên toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:33 18/01/2021

Trung Quốc có thể vượt trội về mặt kinh tế, tuy nhiên để thực sự trở thành lãnh đạo kinh tế toàn cầu sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tốc độ phục hồi của kinh tế Trung Quốc từ đáy cuộc khủng hoảng Covd-19 là rất ấn tượng và là một trong số ít các quốc gia vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong năm 2021, mức tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo vẫn sẽ tiếp tục vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn sẽ còn rất lâu mới có thể trở thành đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu.

Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong Quý 4/2020 đạt mức 6.5% so với cùng kỳ năm trước, tích cực hơn so với dự báo và là mức cao nhất kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tính trong cả năm 2020, tăng trưởng GDP đạt mức khoảng 2.3%. Một kết quả mà không nhiều người có thể nghĩ tới khi quốc gia này rơi vào tình trạng phong tỏa vào đầu năm 2020.

Bước sang năm 2021, tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt mức 8% theo như dự báo của IMF, vượt trội so với Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Theo như ước tính của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Doanh nghiệp, một công ty tư vấn tại London, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn 5 năm so với các dự báo trước đó.

Tuy vậy, ẩn sâu bên dưới những con số ấn tượng trên vẫn còn rất nhiều những thử thách. Tăng trưởng của Trung Quốc đã có dấu hiệu chậm lại từ trước khi khủng hoảng Covid-19 bùng phát. Chính quyền nước này đã triển khai quan điểm nới lỏng cả về tài khóa và tiền tệ nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng. Đặt sang một bên khả năng bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, một trong những rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc đang phải đối mặt đó là việc các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ bị chấm dứt quá sớm, IMF đã nhận định trong báo cáo của mình vào đầu tháng 1.

Rủi ro trên không phải chỉ là lý thuyết. NHTW Trung Quốc vào hôm thứ 6 vừa qua lần đầu tiên sau 6 tháng đã hút tiền từ hệ thống trở lại sau khi cho phép thanh khoản duy trì ở mức dư thừa và khiến lãi suất đi vay liên ngân hàng giảm xuống mức đáy kỷ lục. Động thái bất ngờ trên báo hiệu rằng chính sách nới lỏng tiền tệ trong vòng 2 tháng qua có thể sẽ kết thúc. Mặc dù chính sách nới lỏng tiền tệ đã góp phần cải thiện tâm lý của thị trường tài chính trong nước, việc bơm quá nhiều tiền vào hệ thống làm gia tăng rủi ro đối thị trường tài chính. 

Động thái hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Covid-19 từng được đánh giá không hề kém cạnh so với Mỹ. Các biện pháp tài khóa của Bắc Kinh tương đương khoảng 4.7% của GDP, theo như ước tính của IMF. Đối với Mỹ, con số này là khoảng 10% trong khi Nhật Bản cũng cam kết mức cao gấp nhiều lần hơn thế.

Có một vài lý do chính đáng cho sự thận trọng trên của Bắc Kinh. Trong quá khứ, các gói kích thích khổng lồ trong cuộc khủng hoảng tài chính đã hỗ trợ cho quá trình phục hồi nhưng đồng thời cũng để lại cho các doanh nghiệp nước này một khoản nợ khổng lồ lơ lửng trên đầu. Một kịch bản tương tự cũng đang bị lo ngại có thể lặp lại lần này.

Trung Quốc nên cảm ơn Fed khi cơ quan này đã dẫn đầu trong làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu, đưa lãi suất điều hành về sát 0, triển khai nới lỏng định lượng trở lại và nhấn mạnh sẽ duy trì nới lỏng trong nhiều năm tới. Quyền lực của Fed vừa là lợi thế nhưng cũng sẽ gây nên những gánh nặng cho nước Mỹ. Trung Quốc được hưởng lợi từ hiệu ứng tích cực đối với thị trường tài chính mà không phải triển khai quá nhiều công cụ.

Trong một buổi thảo luận với nhà kinh tế Markus Brunnermeier, Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận rằng các biện pháp đối phó của Fed đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 đã "góp phần khiến cho đồng đô-la trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu và một môi trường kinh tế thuận lợi đối với kinh tế thế giới". Khi được đề cập về khả năng Fed sẽ sớm rút lại các công cụ của mình, ông Powell đã trấn an khi cho rằng vẫn là quá sớm để nói về điều này đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ thông báo cho thế giới biết". PBoC rõ ràng chưa thể đạt được tầm ảnh hưởng như của Fed. Không có nhiều giới quan sát bên ngoài Châu Á thực sự quan tâm tới việc cắt giảm nới lỏng chính sách của NHTW Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc xứng đáng nhận được sự tán dương về phong độ phục hồi của mình và tình hình kinh tế thế giới chắc chắn sẽ tệ hơn rất nhiều nếu không có sự chống đỡ trên. Trung Quốc hoàn toàn có thể sẽ vượt qua Mỹ trong thời gian ngắn sắp tới, tuy nhiên tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu vẫn sẽ còn hạn chế. Sự bùng nổ về kinh tế sẽ chưa thể thay đổi sự thật này trong một sớm một chiều.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng

Paul Volcker, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã để lại những bài học quan trọng về quản lý kinh tế có năng lực. Trong bối cảnh chính quyền Trump đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, những nguyên tắc mà Volcker áp dụng trong suốt sự nghiệp có thể là chìa khóa để phục hồi và giữ vững niềm tin vào đồng đô la và nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với những quyết sách mang tính chất đơn phương và thiếu chuẩn bị, chính quyền hiện tại đang đứng trước nguy cơ mất mát nghiêm trọng nếu không thay đổi cách tiếp cận.
Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?

Các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư đang phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin về chính sách thuế quan Mỹ trong thời gian gần đây. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn việc áp thuế đối ứng mà trước đó được xem là sẽ áp dụng lâu dài. Điều này đã khiến thị trường tài chính biến động mạnh và buộc Phố Wall phải điều chỉnh lại các dự báo kinh tế.
Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Giữa lúc nền kinh tế Trung Quốc đang chao đảo trước làn sóng suy thoái bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động, thị trường lao động đang lao dốc đã làm suy giảm nghiêm trọng khả năng chống chọi của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này

Vàng tiếp tục lập kỷ lục cao mới trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi nhu cầu về trạm sạc xe điện và sự phát triển năng lượng gió tại Mỹ tăng mạnh. Giá xăng tại Mỹ giảm nhưng chưa đạt mục tiêu của Tổng thống Trump, và dự trữ đậu nành của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump

Trong bối cảnh chính quyền Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan khắt khe chưa từng có đối với hàng hóa Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Đông Nam Á làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2025.
Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước khả năng đồng USD suy yếu đã đạt mức cao nhất trong năm năm, khi chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm suy giảm niềm tin vào đồng bạc xanh. Chỉ số quyền chọn đối với USD đã lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 0, cho thấy xu hướng giảm giá của đồng USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ