Lo về lạm phát? Fed sẽ chẳng giúp được gì đâu!

Lo về lạm phát? Fed sẽ chẳng giúp được gì đâu!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:45 11/02/2022

Những ai đã quá mệt mỏi với lạm phát đừng kỳ vọng Fed sẽ làm được gì với vấn đề này.

Giá xăng tại một trạm xăng ở Los Angeles, California. Giá xăng tại Mỹ đã tăng hơn 40% trong 12 tháng gần đây.
Giá xăng tại một trạm xăng ở Los Angeles, California. Giá xăng tại Mỹ đã tăng hơn 40% trong 12 tháng gần đây.

Kể cả khi Fed đang chuẩn bị nâng lãi suất, cần nhiều tháng để thấy được ảnh hưởng thực sự.

Đó là vì Fed không thể cứ thế bắt giá giảm xuống. Họ chỉ có thể thắt chặt cung tiền và cầu nguyện rằng mọi chuyện sẽ ổn. Họ làm điều đó thông qua việc tăng lãi suất, bắt đầu từ tháng Ba năm nay, với kỳ vọng giảm bớt áp lực giá cả.

Theo Joseph Brusuelas, kinh tế trưởng tại RSM, một công ty dịch vụ kế toán, “Fed sẽ nỗ lực hạn chế áp lực giá cả dai dẳng. Ta nên kỳ vọng rằng những gì Fed làm lúc này phải chờ sang quý IV và năm sau mới có hiệu quả.”

Những kỳ vọng vào Fed được đẩy cao sau khi báo cáo CPI tháng Một ghi nhận lạm phát tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1982, khi kinh tế Mỹ đang chìm trong lạm phát đình trệ.

Giả cả đã tăng trên mọi phương diện. Chỉ trong tháng Mười Hai, ngũ cốc tăng 1.8%, thịt heo tăng 2.5% còn cá tươi tăng 2.4%, khi giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở đều nhảy vọt.

Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 25bp trong tháng Ba, thậm chí một số còn dự báo tăng 50bp. Phố Wall dự báo ít nhất 5 lần tăng lãi suất trong năm nay.

Nhưng chính sách tiền tệ có một độ trễ nhất định, nên phải cần chút thời gian trước khi ảnh hưởng lên nền kinh tế trở nên rõ ràng. Giới chuyên gia tin rằng cần 6 tháng tới 1 năm để những nỗ lực của Fed bắt đầu có hiệu quả.

“Hiện tại, Fed chỉ có thể ngồi chơi xơi nước. Họ không thể làm gì trước cảnh lạm phát tăng, ít nhất là trong ngắn hạn,” Brusuelas nói thêm.

Về dài hạn, tăng lãi suất sẽ có hiệu quả cao trong kìm hãm lạm phát.

“Vấn đề thời gian”

Lãi suất cao khiến chi phí vay nợ tăng, làm giảm tín dụng. Cùng với đó, “tiền đắt” cũng khiến USD mạnh lên, tăng sức mua của người tiêu dùng.

Nếu điều này nghe hơi đơn giản, thì nó đúng là như vậy. Fed không thể trực tiếp giảm giá cả như tiệm bánh mỳ khuyến mãi.

Còn một vấn đề khác, đây không phải là lạm phát bình thường, tăng do tín dụng tăng. Đây là lạm phát trực tiếp do hàng núi tiền chính phủ liên bang đã bơm ra để kích thích kinh tế sau đại dịch, và gián tiếp do Fed nới lỏng định lượng và giữ lãi suất gần 0.

“Ta đang trong chu kỳ tài sản, không phải chu kỳ tín dụng. Theo Steven Blitz, kinh tế trưởng về Mỹ tại TS Lombard. “Lạm phát hiện tại là kết quả của lượng tài sản lớn đổ vào các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ lẻ. Tiền được tiêu trong thời kỳ cung không đủ cầu.”

Và Fed cũng đã nói rằng lạm phát “tạm thời” suốt năm 2021, tăng do các yếu tố liên quan đến đại dịch như nhu cầu hàng hóa tăng mạnh hơn dịch vụ, hay tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Nhưng áp lực giá cả lại mạnh và dai dẳng hơn những gì các nhà hoạch định chính sách đã dự báo.

Sau nhiều tháng làm ngơ, Fed lúc này phải thực hiện những việc đúng ra phải làm từ trước, nhưng lại thông qua các kênh gián tiếp.

“Cách duy nhất Fed có thể làm là tăng sức mạnh USD, giảm chi phí nhập khẩu,” Blitz nói thêm. “Nó không chỉ đơn thuần giảm chi phí nhập khẩu, mà còn tăng giá cả ngoài nước Mỹ, giảm chi phí lao động.”

Fed sẽ phải tìm cách làm liều thuốc của mình không xấu như căn bệnh. Tăng lãi suất chống lạm phát không được hãm lại nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến những người thu nhập nhấp mà những chính sách này đúng ra phải giúp đỡ.

“Fed có hãm được lạm phát không? Có chứ. Nhưng vấn đề là, điều gì xảy ra sau đó? Cái đấy, chỉ có thời gian mới nói được.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.