Lo ngại khủng hoảng năng lượng châu Âu trở lại, thị trường trái phiếu cẩn trọng trước ECB

Lo ngại khủng hoảng năng lượng châu Âu trở lại, thị trường trái phiếu cẩn trọng trước ECB

10:14 14/08/2023

Thời tiết giá rét dường như là một mối lo ngại hơi xa khi châu Âu đang trải qua những ngày nóng bức, nhưng tuần trước các trader và chiến lược gia đã nhận thấy sự mong manh của năng lượng và rủi ro trên thị trường trái phiếu của châu lục này.

Giá khí đốt giao ngay tăng gần 30% trong một ngày sau khi đe dọa đình công tại Australia khiến các nhà đầu tư bất ngờ.

ING, Rabobank và Saxo Bank đều khuyến nghị nên chuẩn bị tâm lý cho các động thái hawkish của ECB khi giá năng lượng tăng lại, cho rằng các quan chức sẽ cố gắng ngăn các kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng cao hơn nữa.

"Đột nhiên, một số tín hiệu báo động về lạm phát lại đang xuất hiện," Benjamin Schroeder, chuyên gia chiến lược lãi suất cấp cao tại ING nói. "Những biến động gần đây trong giá khí gas làm nổi bật nguy cơ về lạm phát."

Tiêu điểm lớn tiếp theo cho thị trường là cuộc khảo sát kỳ vọng lạm phát của ECB được công bố vào thứ Hai. Nhưng giá năng lượng đang làm tổn thương nhiều thị trường khác nhau bao gồm cả Vương quốc Anh, nơi thiếu dự trữ khí đốt. Quốc gia này sẽ công bố dữ liệu về lạm phát vào thứ Tư.

Mặc dù nguồn cung cho mùa đông ở châu Âu vẫn dồi dào, khu vực này vẫn phải trả giá gấp bốn lần so với Mỹ và gần gấp đôi so với trước đại dịch. Khi giá năng lượng tăng cao, kỳ vọng lạm phát dài hạn tại đây đạt mức cao nhất kể từ năm 2010 vào tuần trước. Các trader tin rằng vấn đề này sẽ làm cho ECB khó khăn hơn trong việc kết thúc chu kì thắt chặt.

Chuyên gia Benjamin Schroeder của ING cảnh báo rằng sự cứng rắn của ECB có thể leo thang trong việc kiểm soát rủi ro tăng giá. Ông cảnh báo không nên nhảy vào giao dịch theo đường cong lợi suất dốc lên, tin rằng lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài sẽ tăng nhanh hơn so với các trái phiếu kỳ hạn ngắn. Thị trường không nên đánh giá thấp "quyết tâm và kiên trì" của ngân hàng trung ương.

Sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí hóa lỏng của châu Âu đã tăng mạnh do chiến tranh Nga-Ukraine. Việc loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga đã kích thích cơn bão lạm phát bắt đầu từ năm ngoái và tạo nguy cơ gia tăng áp lực giá trong tương lai khi khu vực này vẫn rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự cản trở nào trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Hiện nay, thị trường tiền tệ định giá 40% khả năng ECB tăng lãi suất 25bp vào tháng 9, sau đó giảm 66 điểm cơ bản trong năm sau. Rabobank cũng nhấn mạnh khả năng rằng ECB sẽ cần thể hiện "sự quyết tâm" để đối phó với lạm phát do rủi ro của những cú sốc năng lượng.

"Mảng năng lượng là một yếu tố quan trọng đối với ECB," Lyn Graham-Taylor, chuyên gia chiến lược lãi suất cấp cao tại Rabobank nói. Ông ưu tiên giao dịch chiến lược chênh lệch lợi suất, tập trung vào các kỳ hạn dài ít nhạy cảm với chính sách như 5 năm và 30 năm - thay vì 2 và 10 năm.

Mùa đông đang đến

Saxo Bank cho rằng việc các trader đẩy giá năng lượng lên cao khiến họ thiết lập vị thế đặt cược vào lạm phát tăng.

Năng lượng là yếu tố sẽ giữ cho lạm phát ở mức cao và vượt qua mục tiêu của ngân hàng trung ương," Althea Spinozzi, chiến lược gia trái phiếu cấp cao tại Saxo Bank nói. "Mùa đông đang đến, châu Âu sẽ cần nhiều khí đốt hơn."

Thay vì tăng thêm lãi suất, Spinozzi dự kiến ECB sẽ duy trì lãi suất ở mức hiện tại trong thời gian dài hơn. Bà ưu tiên chọn các trái phiếu nhạy cảm với chính sách ngắn hạn, dự báo rằng đường cong sẽ phẳng cho đến tháng Mười.

Đối với State Street & Trust Co., lạm phát không có khả năng dẫn đến một thay đổi lớn trong triển vọng chính sách của ECB, vì những biến động gần đây không mạnh như năm ngoái và áp lực lạm phát tiếp tục giảm xuống ở các nơi khác.

"Nếu đây chỉ là một cú sốc giá năng lượng, nó sẽ không thay đổi việc định hình chính sách lãi suất của ECB," Tim Graf, trưởng phòng chiến lược vĩ mô khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Federated Hermes nói.

Nhưng khi tính đến chuỗi cung ứng thực phậm toàn cầu bị gián đoạn, thời tiết cực đoan và giá dầu WTI đạt đỉnh 9 tháng - có rất nhiều yếu tố đang đe dọa lạm phát tăng tốc.

"Một phần của thị trường đang nói rằng ECB cần phải tăng lãi suất vào tháng 9," Orla Garvey, nhà quản lý danh mục trái phiếu cấp cao tại Federated Hermes nói.

"Lạm phát toàn phần tăng vọt là một rủi ro thị trường đang bỏ qua."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ