Liệu Fed thực sự có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay?

Liệu Fed thực sự có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

09:32 08/05/2024

Thị trường lạc quan với triển vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay sau báo cáo việc làm yếu thứ Sáu tuần trước nhưng có vẻ tình hình chính trị - xã hội thế giới đang không cho thấy các bằng chứng củng cố sự tích cực đó

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố hiện có thể tấn công Đông Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Biển Đỏ. Nếu các phương tiện vận chuyển của phương Tây đều không thể hoạt động ở cả ba vùng biển nói trên và kênh đào Suez mà không có sự hộ tống của hải quân, thì Chiến dịch "Người bảo vệ thịnh vượng" đúng là một trò đùa.

Điều không thể tin được là Houthis đưa ra thông cáo với những người biểu tình chống Israel tại trường đại học Hoa Kỳ rằng các sinh viên có thể chuyển sang hoàn thành việc học ở Yemen. Israel cũng nói với các sinh viên và giáo sư người Mỹ gốc Do Thái hãy chuyển đến quốc gia này nếu chủ nghĩa bài Do Thái trên toàn cầu tiếp tục mạnh mẽ. Vì vậy, sự phân mảnh trên toàn cầu nói chung và ở các khu vực nói riêng đang xảy ra song song. Thậm chí trong các cuộc bầu cử địa phương mới nhất ở Vương quốc Anh, nhiều ứng cử viên độc lập đã giành được ghế hội đồng chỉ bằng việc rao giảng các vấn đề ở "Gaza". Câu hỏi được thị trường đặt ra giờ đây là: Liệu sự bất ổn chính trị - xã hội như vậy có ảnh hưởng tới dot plot của Fed?

Hamas đã "chấp nhận kế hoạch ngừng bắn mới nhất" nhưng Israel bác bỏ, nói rằng phiến quân đang đồng thuận với một thỏa thuận khác với bản nước này góp phần xây dựng. Israel có thể sớm tấn công Rafah, với một số cuộc tấn công đã diễn ra để đáp trả vụ bắn tên lửa của Hamas giết chết 4 binh sĩ Israel đang giám sát dòng viện trợ vào Gaza tại cửa khẩu Kerem Shalom. Báo chí Israel cũng đưa tin Hamas có thể cho nổ tung bức tường biên giới Ai Cập-Gaza để gây ra một cuộc di cư hàng loạt sang Ai Cập, tạo ra hỗn loạn ở đó. Giao tranh giữa Israel và Hezbollah vẫn tiếp diễn. Và Nhà Trắng đã chọn Ngày Tưởng niệm Holocaust của Israel vào thứ Hai để chặn một đợt viện trợ đạn dược đã được thỏa thuận trước đó cho Isarel.

Sáng nay cũng có tin đồn rằng Hoàng tử Mohammad Bin Salman của Ả Rập Saudi là đối tượng của một vụ ám sát bất thành khiến nhiều người chết và bị thương. Điều gì thực sự đã xảy ra vẫn chưa rõ ràng và đây có thể là tin giả. Tuy nhiên, nếu đúng, ai có thể muốn gây bất ổn cho Ả Rập Saudi và toàn bộ Trung Đông?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng thống Pháp Macron giúp tránh Chiến tranh Lạnh toàn cầu lần thứ 2. Hay nói cách khác, ông Tập muốn EU không thực hiện các hành động thương mại chống lại Bắc Kinh như chủ tịch Uỷ ban châu Âu Von der Leyen và cựu Thủ tướng Ý - ứng cử viên chủ tịch Hội đồng châu Âu Draghi mong muốn. Ngay cả tờ Financial Times cũng lưu ý: “Cuộc tấn công bằng ngôn từ đầy ẩn ý của Trung Quốc ở châu Âu có khả năng sẽ thất bại”. Tuy nhiên, nếu chiến tranh thương mại EU-Trung Quốc nổ ra, lặp lại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, thì Châu Âu chỉ giúp Trung Quốc biết rằng lĩnh vực nào dễ bị tổn thương nhất trước áp lực khi nói “Chúng ta nên coi nông nghiệp là một ngành chiến lược cho an ninh, đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt". Trung Quốc đã bắt đầu nhắm vào ngành rượu mạnh của Pháp để đáp trả các cuộc điều tra của EU về xe điện và hàng hóa xanh.

Trung Quốc được cho là vừa tấn công các đơn vị của Bộ Quốc phòng Anh và đã thả pháo sáng gần một máy bay trực thăng quân sự của Australia trên vùng biển quốc tế ở Hoàng Hải, nơi nước này đang giúp thực thi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên.

Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh tập trận với vũ khí hạt nhân chiến lược để đáp lại các tuyên bố của Tổng thống Macron về kế hoạch đưa quân đến Ukraine.

Các nhà lãnh đạo tình báo phương Tây cảnh báo Nga có thể mở rộng các hoạt động phá hoại trên khắp châu Âu và có thể là cả Mỹ, nhắm vào các mục tiêu kinh tế hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng. Điều đó sẽ làm gián đoạn phía cung của GDP. Vậy phương Tây có thể làm gì để đáp lại? Câu trả lời là không có biện pháp nào. Dường như chỉ Ukraine mới có thể tấn công các nhà máy và nhà máy lọc dầu của Nga - và điều này cuối cùng dẫn đến giá năng lượng cao hơn. Vậy liệu Mỹ có hành động khi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào năm nay?

Tình hình địa chính trị chắc chắn có tác động đến lạm phát. Vấn đề ở đây là tác động đến mức nào và trong bao lâu?

Chuyển sang các vấn đề kinh tế xã hội, Bloomberg lưu ý: "Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang ảnh hưởng đến sự tăng trưởng do nhập cư. Các hộ gia đình ở 13 nền kinh tế phát triển gặp khó khi lượng nhập cư kỷ lục dẫn đến cuộc khủng hoảng nhà ở." Bloomberg đang ngạc nhiên do tình trạng thiếu nhà ở lan rộng trên toàn cầu sao? Các nhà kinh tế không dự đoán được việc phương Tây không thể xây đủ nhà cho người dân trước Covid hay việc các nền kinh tế phát triển không thể duy trì giá nhà ở phải chăng? Các nhà kinh tế đang ngạc nhiên rằng trong khi lượng nhập cư cao hạn chế tăng trưởng lương thì cũng đẩy giá nhà và giá thuê nhà lên cao hơn nữa và điều đó có nghĩa là gia tăng lạm phát? Và Bloomberg bị sốc vì GDP thực tế bình quân đầu người giảm ở hầu hết các nước phương Tây?

Bất kỳ ai nhìn vào nền kinh tế một cách tổng thể đều sẽ luôn nói rằng nên theo dõi chặt chẽ GDP thực tế bình quân đầu người. Tuy nhiên, GDP tăng có nghĩa lý gì nếu cuộc sống của người dân trở nên tồi tệ hơn? Thị trường nên áp dụng biện pháp đã tồn tại từ 20 năm trước. Đó là xem xét “bảng lương thực tế”, trừ đi những thay đổi về nhân khẩu học theo xu hướng bất thường khỏi dữ liệu việc làm hàng tháng. Một số nhà hoạch định chính sách của Fed đã làm như vây. Thị trường có lẽ nên ngừng việc nhìn vào một báo cáo việc làm yếu hơn và hân hoan về việc Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất khi động lực cung-cầu đối với nhà ở vẫn tồn tại, sẽ tạo ra một loạt các vấn đề khác nhau và cuối cùng sẽ bằng cách này hay cách khác, khiến các nhà đầu tư nhận ra rằng Fed chưa thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới

Một diễn biến đáng quan ngại đang dần hiện hữu khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng gây áp lực lên thị trường tài chính: Trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong giai đoạn biến động - đang bất ngờ đánh mất tính hấp dẫn vốn có của mình.
Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall

Thị trường tài chính toàn cầu quay đầu giảm mạnh sau vài giờ lạc quan ngắn ngủi, khi Nhà Trắng tái khẳng định sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Trump có thể chấp nhận rủi ro suy thoái toàn cầu để tái định hình trật tự thương mại.
Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?

Cuộc chiến thương mại đang leo thang với tốc độ đáng báo động. Ngày 8/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng" đối mặt với những đe dọa mới từ Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ vài giờ trước đó, sau khi Bắc Kinh đã cam kết đáp trả ngang bằng biện pháp thuế quan 34% của Washington. Với mức tăng này, thuế suất của Trung Quốc áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng vọt lên 70%. Cùng ngày, Nhà Trắng xác nhận sẽ phản công bằng mức thuế quan lên tới 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 9/4.
Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu

Thị trường đang dần lấy lại sự bình tĩnh và nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn. Nhiều quốc gia mong chờ muốn xây dựng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, họ công nhận rằng mình không thể tách rời khỏi sức mạnh kinh tế của siêu cường này. Đồng thời, một bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, với việc Tổng thống Trump kiên quyết thúc đẩy các cuộc đối thoại trực tiếp nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện.
Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ