Kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường trong giai đoạn này?
18:21 19/08/2020
Đối với các nhà đầu tư đang lo lắng về việc kỳ vọng lạm phát gia tăng có thể gây hại cho các tài sản rủi ro thì lịch sử sẽ cho chúng ta sự yên tâm!
Nếu bạn đã nghiên cứu về kinh tế học lâu như tôi, bạn sẽ rũ bỏ niềm tin rằng lạm phát có thể sinh ra nhưng vấn đề tồi tệ.
Giai đoạn lạm phát thấp và ổn định đã chứng minh rằng nó ảnh hướng xấu tới các tài sản rủi ro hơn là thời kỳ lạm phát.
Điều quan trọng nhất là kỳ vọng lạm phát cao hơn có thể làm giảm lợi suất thực, như đồng nghiệp của tôi, ông Ye Xie đã chỉ ra. Nó cũng ngụ ý rằng định giá của các công ty sẽ cao hơn.
Cả hai yếu tố vừa kể trên đều có lợi cho thị trường cổ phiếu. Bảng sau đây cho thấy cả chỉ số S&P500 và MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đều hoạt động tốt trong những giai đoạn lạm phát. Chênh lệch lợi suất trái phiếu thông thường và trái phiếu chống lạm phát tăng 100 điểm trong vòng 100 ngày.
Các thời kỳ lạm phát ảnh hưởng tới tài sản rủi ro như thế nào.
Đối với tài sản rủi ro của khu vực các nền kinh tế mới nổi, kỳ vọng lạm phát gia tăng khiến cho hoạt động xuất khẩu tại đây được hưởng lợi và tác động tích cực tới các tài sản rủi ro.
Tất nhiên, tất cả sẽ tốt hơn nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng từ mức thấp, giả sử là dưới 2%, vì sẽ có ít rủi ro hơn về chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho kỳ vọng lạm phát suy yếu. Lịch sử đã chỉ ra rằng điều này đúng với thị trường cổ phiếu và đối với thị trường trái phiếu có lợi suất cao, ví dụ như trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ.
Ngược lại, nguy cơ giảm phát có thể đặc biệt ảnh hưởng xấu tới thị trường. Kỳ vọng lạm phát thấp và giảm phát thường cho thấy một kịch bản tồi tệ - mặc dù trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ đều đã vượt qua những cơn bão như vậy trước đó.
Khi nói đến tiền tệ, kỳ vọng lạm phát tăng đặc biệt tốt cho đồng tiền của các nền kinh tế có lợi suất thấp tại châu Á.
Đối với các Quốc gia có lợi suất cao hơn, rủi ro về sự tăng vọt lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ có thể sẽ gây ảnh hướng xấu tới đồng tiền của họ.
Dù sao đi nữa, kỳ vọng lạm phát tại thời điểm hiện tại chưa có nhiều nguy hiểm.
Triển vọng đối với các tài sản rủi ro có thể trở nên thách thức hơn nếu kỳ vọng lạm phát vượt quá 2%.
Ở giai đoạn đó, định hướng chính sách tiền tệ của Fed sẽ rất quan trọng. Trước mắt, lạm phát nóng lên trong thời gian hiện tại sẽ không kích hoạt kỳ vọng về một chính sách thắt chặt hơn – Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy cho thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ khu vực mới nổi.
Ngược lại, Fed sẽ cần thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có ý muốn và có khả năng kiểm soát lạm phát trong trung hạn. Nếu không, viễn cảnh CPI tăng nhanh đột ngột sẽ khiến chúng ta cần phải nhìn nhận lại về triển vọng của các tài sản rủi ro.
Các chuyên gia tại JPMorgan cho biết họ dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay sau khi tính đến tác động có khả năng xảy ra từ các biện pháp thuế quan mà chính quyền Trump công bố trong tuần này.
Vanguard kỳ vọng đồng bảng Anh sẽ tăng lên mức 1.40 USD nhờ sự ổn định của nền kinh tế Anh và tác động ít từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Với sự suy yếu của đồng USD, mức 1.35-1.40 USD là mục tiêu khả thi cho đồng bảng vào cuối năm nay.
Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Chính sách thuế mới của Trump có thể kích hoạt làn sóng rút vốn toàn cầu, đe dọa thị trường tài chính Mỹ và làm lung lay trật tự kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mỹ, EU và Anh buộc phải tìm cách tự chủ về vốn để đối phó với những rủi ro đang gia tăng.
Các nhà đầu tư trái phiếu Mỹ đang điều chỉnh dự báo một cách mạnh mẽ trước làn sóng lạm phát dự kiến từ chính sách thuế quan táo bạo của Tổng thống Donald Trump, tạo áp lực chưa từng có lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).