HSBC nhận định Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc có lợi thế trong đàm phàm thỏa thuận thương mại

Diệu Linh
Junior Editor
Theo Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC Holdings Plc, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc có khả năng ở vị thế dẫn đầu để đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ, trong khi Singapore và Úc cũng có thể "bất ngờ bứt phá".

Neumann viết trong một ghi chú gửi khách hàng hôm thứ Năm rằng: "Là nhà đầu tư lớn nhất tại Mỹ và đồng minh quân sự quan trọng, Nhật Bản thường có thể là ứng cử viên đầu tiên cho bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa các nền kinh tế châu Á."
Ông viện dẫn tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Ấn Độ đã đề nghị loại bỏ hoàn toàn thuế quan, cũng như các cuộc đàm phán đang tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc, là những lý do khiến các quốc gia này có thể sớm đạt được thỏa thuận.
Đối với các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, nếu gộp các nước nhu Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và các nền kinh tế châu Á khác lại thì thậm chí họ còn quan trọng hơn Trung Quốc, Neumann nói, đồng thời cho biết thêm rằng các công ty Mỹ do đó có khả năng vận động chống lại việc nâng cao hàng rào thương mại đối với các nền kinh tế này.
Về phần mình, các nền kinh tế châu Á sẽ cần tăng cường nhập khẩu từ Mỹ, Neumann cho biết.
Neumann viết: "Các cuộc đàm phán thương mại thành công có thể phụ thuộc vào cam kết mua các sản phẩm chủ chốt được chính quyền Trump thúc đẩy." "Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng nhiều nền kinh tế châu Á sẽ tăng cường nhập khẩu chiến lược các sản phẩm nhiên liệu khoáng sản, máy bay và nông sản của Mỹ, cùng với ô tô và thiết bị quân sự khi có thể áp dụng."
Ngoài việc đưa ra các cam kết nhập khẩu chiến lược, các nền kinh tế châu Á cũng có thể giải quyết các mối lo ngại của Mỹ về cáo buộc các rào cản thương mại phi thuế quan. Neumann nói thêm rằng việc công bố các khoản đầu tư vào Mỹ cũng có thể là một cách tốt để các nhà hoạch định chính sách ở châu Á nhận được thiện chí.
Bloomberg