Goldman Sachs: Lạm phát nóng có thể buộc Fed tăng lãi suất hơn 4 lần trong năm 2022

Goldman Sachs: Lạm phát nóng có thể buộc Fed tăng lãi suất hơn 4 lần trong năm 2022

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:22 24/01/2022

Lạm phát nóng có thể buộc Fed mạnh tay hơn với lãi suất trong năm nay, theo một phiên tích từ Goldman Sachs.

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong buổi điều trần trước Quốc hội ngày 11/1
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong buổi điều trần trước Quốc hội ngày 11/1

Với việc thị trường lúc này đã kỳ vọng tới 4 lần tăng lãi suất, chuyên gia phân tích David Mericle từ Goldman Sachs nói rằng biến thể Omicron bùng phát đang gây thêm áp lực lên giá cả, khiến Fed tăng lãi suất mạnh tay hơn.

“Dự báo cơ sở của chúng tôi là 4 lần tăng lãi suất vào tháng Ba, Sáu, Chín & Mười Hai. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng FOMC sẽ muốn cứng rắn hơn với mọi cuộc họp, đến khi triển vọng lạm phát thay đổi.”

Thị trường không kỳ vọng cuộc họp này sẽ có thay đổi gì, ngoài việc Fed đánh tiếng khả năng tăng lãi suất trong tháng Ba. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên lãi suất được nâng lên kể từ năm 2018.

Tăng lãi suất sẽ là cách chống lại lạm phát nóng, vốn đã ở mức cao nhất trong gần 40 năm.

Mericle nói thêm rằng các vấn đề Omicron gây ra đã khuếch đại sự mất cân bằng cung-cầu. Hơn nữa, tăng trưởng lương tiếp tục ở mức cao, đặc biệt với các công việc thu nhập thấp, dù trợ cấp thất nghiệp tăng cường đã không còn.

“Chúng tôi nhận thấy rủi ro rằng FOMC sẽ muốn hành động trong mọi cuộc họp đến khi điều đó thay đổi, tăng khả năng nâng lãi suất hoặc thu hẹp bảng cân đối kế toán trong tháng Năm, và có nhiều hơn 4 lần tăng lãi suất trong năm nay.”

Giới trader đang kỳ vọng có tới 95% khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng Ba, và 85% khả năng tăng lãi suất 4 lần trong năm nay.

Tuy nhiên, thị trường cũng đang bắt đầu chuyển sang kỳ vọng 5 lần tăng lãi suất, nhiều nhất trong 1 năm kể từ thời kỳ bong bóng dot-com. Khả năng có lần tăng lãi suất thứ 5 đã tăng lên gần 60%.

Ngoài lãi suất, Fed cũng sẽ kết thúc nới lỏng định lượng vào tháng Ba. Một số người đã suy đoán Fed sẽ dừng luôn việc mua trái phiếu trong cuộc họp tuần này, nhưng Goldman Sachs không kỳ vọng điều đó xảy ra.

Tuy vậy, Fed có thể úp mở thời gian bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán.

Goldman Sachs dự báo quá trình thắt chặt định lượng sẽ bắt đầu vào tháng Bảy, mỗi tháng bán ra 100 tỷ USD trái phiếu, kéo dài 2 tới 2.5 năm và đưa bảng cân đối kế toán từ mức gần 9 nghìn tỷ xuống khoảng 6.1-6.6 nghìn tỷ USD. Fed để một số trái phiếu đáo hạn thay vì bán hết cả thảy, Mericle nói thêm.

Tuy nhiên, việc lạm phát tăng mạnh và dai dẳng tới bất ngờ có thể khiến con số thực tế vượt xa kỳ vọng.

“Chúng tôi cũng nhận thấy khả năng FOMC có biện pháp thắt chặt trong tháng Năm, khi lạm phát vẫn tiếp tục nóng, Nếu điều đó xảy ra, năm nay sẽ có nhiều hơn 4 lần tăng lãi suất.”

Một số báo cáo quan trọng sẽ được công bố sau cuộc họp FOMC như GDP quý IV (dự báo tăng 5.8% YoY) và PCE (thước đo lạm phát chính của Fed, dự báo tăng 0.5% MoM và 4.8% YoY).

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ